Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn? Những nguy cơ nào có thể gặp phải?

Ngày 08/01/2024
Kích thước chữ

Xỏ khuyên hay bấm khuyên đều là những thủ thuật xuyên kim qua da thịt. Do đó, mà rất nhiều người cùng đặt ra chung một thắc mắc là: "Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn?".

Khi muốn làm đẹp, những gì bạn mong đợi ở việc xỏ khuyên, bấm khuyên là an toàn, sạch sẽ, không gây đau đớn, nhiễm trùng,... Tuy nhiên, cả xỏ khuyên và bấm khuyên đều không phải là những phương pháp tuyệt đối. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thêm về những phương pháp làm đẹp này và trả lời cho câu hỏi: “Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn?”.

Xỏ khuyên và bấm khuyên là như thế nào?

Xỏ khuyên là phương pháp sử dụng kim y tế có ruột rỗng, phần đầu sắc bén để đâm xuyên qua dái tai hoặc vành tai, giúp tạo ra một lỗ nhỏ để đeo khuyên. Phương pháp này cần được thực hiện bởi những người thợ có kỹ thuật và kinh nghiệm, có đủ các loại dụng cụ chuyên nghiệp, sạch sẽ, tay nghề đảm bảo xỏ một lần được ngay.

Ngược lại, bấm khuyên sẽ sử dụng một thiết bị được gọi là súng bấm kim có gắn đầu kim nhọn để bấm kim xuyên qua trái tai nhờ lực đẩy của lò xo bên trong súng. Bấm khuyên là phương pháp cực dễ thực hiện và phổ biến, giá thành rẻ, hầu như tại tất cả các cửa hàng trang sức đều có dịch vụ này.

Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn? Những nguy cơ nào có thể gặp phải?1
Xỏ khuyên và bấm khuyên đều mang lại những ưu và nhược điểm riêng

Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn?

Vậy, xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn? Câu trả lời đó là tùy vào cảm nhận và cơ địa của riêng từng người, tuy nhiên, kim xỏ với đầu nhọn được đánh giá là dễ dàng xuyên qua tai hơn và ít gây ra cảm giác đau đớn so với đầu súng bấm. Lực kim xuyên qua trái tai sẽ nhẹ nhàng, êm ái hơn so với lực của súng.

Ngoài ra, các vị trí như sụn tai hay vành tai là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu. Chính vì vậy, lựa chọn xỏ khuyên hay bấm khuyên ở những vị trí này đều sẽ gây đau, mức độ đau càng tăng nếu càng bấm sâu vào sụn.

Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn? Những nguy cơ nào có thể gặp phải?2
Xỏ khuyên được đánh giá là ít đau hơn bấm khuyên

Xỏ khuyên có gây ra tác hại gì không?

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ câu trả lời cho câu hỏi “Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn?”. Xỏ khuyên là phương pháp ít gây đau hơn bấm khuyên (theo nhiều người đánh giá một cách cá nhân), sau khi xỏ khuyên, chúng ta có thể đeo khuyên đẹp ngay, không cần phải đeo đạn giữ lỗ một thời gian rồi mới được thay khuyên như khi lựa chọn phương pháp bấm lỗ tai. Tuy nhiên xỏ khuyên cũng có những nhược điểm nhất định, không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước hết, để đảm bảo an toàn, xỏ khuyên bắt buộc phải được thợ có tay nghề thực hiện, dụng cụ thực hiện phải đảm bảo được tiệt trùng và chỉ dùng một lần. Điều đáng nói hơn hết là hiện nay có rất nhiều các cơ sở xỏ khuyên được mở ra tự do, vì thế mà việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi đi xỏ khuyên không phải là việc dễ dàng. Nếu không đảm bảo các tiêu chí an toàn, cơ thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe như:

  • Xỏ ở vị trí miệng: Nguy cơ bị tắc đường hô hấp do sưng họng, hóc phải nữ trang. Bên cạnh đó, lưỡi là bộ phận chứa nhiều mạch máu, xỏ khuyên tại vị trí này có nguy cơ gây xuất huyết thứ phát nặng, gây ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt, thậm chí là hình thành mô sẹo.
  • Xỏ ở mũi: Xỏ ở mũi sẽ gây ảnh hưởng tới việc thở, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng bị dị ứng kim loại.
  • Xỏ ở rốn: Xỏ ở rốn gây ra mức độ đau khá cao và rất khó để chăm sóc lỗ xỏ vùng này, dễ bị nhiễm trùng do không khí bị quần áo chặn lại, không được lưu thông một cách tự do.
  • Xỏ ở núm vú: Xỏ ở núm vú có thể khiến cho ống dẫn sữa bị nhiễm trùng, gây ra nhiều phiền toái khi phải nuôi con.
  • Xỏ ở tai: Tai là vị trí được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng vùng này, sưng đau, mưng mủ và thậm chí là hình thành sẹo lồi, biến dạng ở lỗ xỏ.

Xỏ khuyên nếu không được đảm bảo, tay nghề thợ kém, dụng cụ không tiệt trùng, sau khi xỏ vệ sinh không đảm bảo sẽ gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và thẩm mỹ nói riêng.

Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn? Những nguy cơ nào có thể gặp phải?3
Xỏ khuyên cũng mang lại nhiều tác hại nếu không cẩn thận

Cần lưu ý gì sau khi xỏ khuyên?

Các lỗ xỏ sẽ cần thời gian rất lâu để có thể lành lại. Do đó, bạn cần cẩn thận tuyệt đối và kiên trì trong khâu thực hiện chăm sóc lỗ xỏ. Để tránh bị nhiễm trùng sau khi xỏ khuyên, bạn hãy làm theo một số điều sau đây được các bác sĩ da liễu khuyến nghị:

  • Rửa tay thật sạch sẽ trước khi chạm vào lỗ mới xỏ.
  • Giữ nguyên khuyên tại vị trí lỗ xỏ trong 6 tuần hoặc hơn. Tháo khuyên ra sớm có thể khiến cho lỗ xỏ bị đóng lại, thậm chí là chảy máu.
  • Vệ sinh lỗ xỏ thật cẩn thận, ít nhất mỗi ngày 1 lần để tránh nhiễm trùng.
  • Di chuyển nhẹ khuyên mỗi ngày 1 lần (không nhiều hơn) giúp lỗ xỏ được mở, thông thoáng khí.
  • Dùng cồn và nước sát trùng để rửa nhẹ nhàng vùng da xung quanh lỗ xỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi một lớp mỡ bôi trơn quanh chỗ hở.

Sau khi thực hiện xỏ hoặc bấm khuyên, hãy theo dõi xem tại vị trí các lỗ có bị sưng đỏ hay chảy dịch màu vàng hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào đáng ngờ xảy ra và không thuyên giảm, hãy đi thăm khám, gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để sớm điều trị tình trạng nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên của bạn.

Xỏ khuyên và bấm khuyên cái nào đau hơn? Những nguy cơ nào có thể gặp phải?4
Đảm bảo vệ sinh thật cẩn thận lỗ xỏ

Cuối cùng, nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện xỏ hoặc bấm khuyên. Bạn nên lựa chọn những cơ sở làm đẹp thật uy tín và sạch sẽ, thợ có tay nghề cao để thực hiện. Tuyệt đối không nên vì ham rẻ mà lựa chọn những nơi xỏ, bấm khuyên không đảm bảo, có thể khiến cho bạn “tiền mất tật mang”. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin