Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngáp là một hành động tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra khi cần lượng không khí lớn hơn bình thường để đảm bảo sự cung cấp đủ oxi cho não bộ. Tuy nhiên, nếu ngáp quá to đột ngột thường dễ dẫn đến tình trạng sái quai hàm. Vậy làm thế nào để xử trí nếu bị sái quai hàm khi ngáp?
Mỗi ngày, chúng ta thực hiện hàng ngàn hành động tự nhiên như cười quá lớn, ngáp quá to. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng đột ngột như sái quai hàm.
Nhiều trường hợp ngáp to đột ngột có thể khiến khớp thái dương hàm bị lệch gây ra tình trạng sái quai hàm đi kèm các biểu hiện:
Đau hoặc cứng hàm: Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc cứng ở vùng quai hàm, đặc biệt sau khi có các cử động như mở miệng rộng hoặc nhai thức ăn.
Đau nhức vùng tai và ù tai: Sái quai hàm có thể gây ra đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai. Một số người có thể cảm thấy bị ù tai, và cảm giác khó chịu tại vùng tai.
Khó khăn khi nhai thức ăn: Tình trạng sái quai hàm có thể làm cho việc nhai thức ăn trở nên khó khăn và đau đớn. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc mở miệng đủ rộng để nhai thức ăn một cách thoải mái.
Đau nhức vùng mặt: Sái quai hàm cũng có thể gây ra đau nhức ở vùng mặt, đặc biệt là xung quanh quai hàm.
Khớp bị cứng: Người bị sái quai hàm có thể cảm thấy khớp quai hàm bị cứng, khó mở hoặc khép miệng lại một cách bình thường. Điều này có thể gây khó khăn trong việc nói chuyện, nhai thức ăn, và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Khi mắc sái quai hàm, quá trình nắn chỉnh hoặc điều trị nên được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm để tránh gây ra biến chứng và làm trạng thái sái quai hàm nặng hơn.
Khi gặp tình trạng sái quai hàm, nhiều người thường tự tìm cách để nắn chỉnh hoặc nhờ người thân, người có kỹ năng sửa xương. Tuy nhiên, điều này là rất nguy hiểm và không nên thực hiện tại nhà. Nếu việc nắn chỉnh không được thực hiện đúng cách, có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng và làm cho tình trạng sái quai hàm trở nên nghiêm trọng hơn. Cũng cần lưu ý rằng việc điều trị sái quai hàm sai cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, trong trường hợp nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến tình trạng méo miệng không thể hồi phục.
Do đó, khi ngáp to đột ngột bị sái quai hàm, người bệnh cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Đối với những trường hợp sái quai hàm mức độ nhẹ, điều trị thường bao gồm vật lý trị liệu và nắn chỉnh quai hàm. Đối với những trường hợp nặng hơn, có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để chỉnh lại quai hàm, tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.
Nếu bạn hoặc người thân gặp tình trạng sái quai hàm sau khi ngáp, các bước nắn chỉnh quai hàm thường bao gồm:
Để đảm bảo rằng việc điều trị sái quai hàm hiệu quả và an toàn, nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại. Chỉ khi có chẩn đoán chính xác về mức độ sái quai hàm, chúng ta mới có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Với những người đã từng bị sái quai hàm hoặc có tiền sử về sái quai hàm, cần tuân thủ các biện pháp dưới đây để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa tái phát:
Trong trường hợp bạn bị sái quai hàm khi ngáp, bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định mức độ sái quai hàm. Họ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp như nắn chỉnh quai hàm hoặc phẫu thuật nếu cần.
Xem thêm: Sái quai hàm để lâu có sao không?
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.