Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều trường hợp gặp tình trạng xuất hiện vết thâm đen trên da tay gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da khiến nhiều chị em rất tự ti. Tuy nhiên những vết thâm đen bất thường này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm trên da mà chị em không thể chủ quan bỏ qua.
Thông thường chỉ những người trên 50 tuổi mới gặp tình trạng xuất hiện vết thâm đen trên da tay. Tuy nhiên, hiện nay triệu chứng này cũng xảy ra ở không ít người trẻ. Vậy tình trạng này xảy ra là do những nguyên nhân nào, có thể khắc phục bằng phương pháp ra sao?
Nguyên nhân da tay xuất hiện các vết thâm đen là do sự tăng sinh quá mức sắc tố melanin. Những nguyên nhân phổ biến làm tăng sinh sắc tố da ở tay, dẫn đến tình trạng xuất hiện vết thâm đen trên da tay là:
Sự tăng sinh hắc tố melanin là do những biến đổi của nội tiết tố khiến da tay xuất hiện các vết thâm đen. Phụ nữ mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh thường gặp tình trạng này.
Tác dụng của hormone estrogen của nữ là ức chế quá trình sản sinh melanin. Khi hormone này suy giảm, dẫn đến sản xuất nhiều hoạt chất melanin làm tích tụ dưới da và hình thành nên những vết thâm đen hoặc nâu ở da tay và nhiều vùng da khác như mặt, ngực, bụng, bắp chân,…
Vào thời điểm nắng gắt, da tay tiếp xúc với tia cực tím thường xuyên và liên tục sẽ gây rối loạn tăng sắc tố. Ngoài ra, những trường hợp không đeo bao tay, không bôi kem chống nắng để bảo vệ cũng khiến da tay chịu ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời dẫn đến xuất hiện vết thâm đen.
Làn da ngày càng bị lão hóa theo tuổi tác, khiến sức đề kháng của da yếu, dễ bị tổn thương da. Do đó, trên da sẽ dễ xuất hiện những nếp nhăn, vết thâm nám, đen sạm, đặc biệt ở vùng da tay cũng dần xuất hiện những chấm màu đen hoặc màu nâu trải từ mu bàn tay đến dọc cánh tay.
Một trong các yếu tố nguy cơ có thể làm xuất hiện vết thâm đen trên da tay là yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc phải tình trạng này ở những người có bố hoặc mẹ có đốm nâu đen trên da cao hơn người bình thường. Việc di truyền này nằm trong cấu trúc gen nên không thể can thiệp và điều trị tận gốc.
Khi sản xuất melanin tăng bất thường trên da mà không được đào thải ra ngoài kịp sẽ gây tích tụ các hắc sắc tố melanin dưới da làm xuất hiện đốm đen nâu trên da.
Một số trường hợp sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần không phù hợp với da tay, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,... có thể gây tổn thương da. Nếu không chăm sóc đúng cách, sau khi hồi phục da sẽ dễ bị thâm đen.
Một số bệnh lý trên da như vảy nến, chàm da, nấm, viêm da,… kể cả côn trùng cắn, chấn thương đều có thể để lại những vết thâm đen sau khi điều trị. Do đó, trong quá trình điều trị các bệnh lý trên da, bạn cần kết hợp các phương pháp dưỡng da để ngăn ngừa các vết thâm đen hình thành về sau.
Khi tay xuất hiện các vết thâm đen, có thể đây là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất mà bạn cần phải chú ý đó là ung thư. Triệu chứng của một số trường hợp như ung thư tế bào vảy, tế báo đáy hay hắc tố là da tăng sắc tố ở các vị trí như mặt, cổ, tai, tay,… đi kèm tình trạng ngứa, đau hoặc lở loét.
Ngoài ra, trong khi điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị hay dùng các loại thuốc điều trị bệnh, kem bôi da cũng có thể gây tác dụng phụ là nổi các vết thâm đen trên da tay và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Khi da tay tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất tẩy rửa mà không mang găng tay khiến da bị bào mòn và tăng sản xuất melanin dẫn đến tình trạng xuất hiện vết đốm đen trên da tay.
Vết thâm đen trên da tay còn do suy giảm tuần hoàn máu gây ra, đặc biệt là ở những vùng da có ít mạch máu như móng tay, ngón tay, cổ tay.
Vết thâm đen trên da còn xuất hiện khi cơ thể mắc phải một số bệnh lý như bệnh gan, tiểu đường, suy giảm chức năng thận và thiếu máu có thể gây ra. Thông thường xuất hiện vết thâm đen sẽ kèm theo cơ thể mệt mỏi, mắt thâm quầng, vàng da,...
Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian bao gồm:
Dùng nước cốt chanh: Nước cốt chanh có thành phần acid có khả năng làm mờ các hắc tố melanin, tàn nhang và vết thâm đen, nâu trên da. Dùng nước cốt chanh hàng ngày và kiên trì một thời gian sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
Dùng đu đủ xanh: Đu đủ xanh giúp làm chậm và ngừng quá trình phát triển của các vết thâm đen trên da do thành phần chứa nhiều vitamin A, chất chống oxy hóa. Hơn nữa, đu đủ xanh còn tái tạo làn da do có khả năng tẩy da chết, loại bỏ lớp sừng cũ để mang đến làn da trẻ khỏe và sáng hơn.
Lưu ý: Nhựa trong đu đủ xanh có thể làm ăn mòn da tay do có tính sát khuẩn cao nên thực hiện phương pháp này khoảng 2 - 3 lần/tuần.
Bạn có thể dùng các loại thuốc bôi trên da có thể đem lại hiệu quả cao trong việc làm mờ các vệt nâu xuất hiện trên da tay một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, với các trường hợp nám lâu năm, các loại thuốc bôi cũng không đem lại hiệu quả điều trị cao và có thể đem lại nhiều tác dụng phụ.
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi, kem bôi sau đây:
Hydroquinone cream 4%: Hoạt chất hydroquinone có tác dụng làm mờ các vết thâm đen và làm trắng da một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nên dùng kết hợp với các sản phẩm dưỡng ẩm phục hồi vì sản phẩm dễ làm khô da, gây kích ứng và đỏ rát.
Acid glycolic: Sử dụng những kem bôi chứa Acid glycolic giúp chống lão hóa đồng thời loại bỏ các tế bào hư tổn, tế bào cũ trên da, giúp làm mờ các đốm nâu đen và tàn nhang hiệu quả. Thành phần này sẽ giúp cải thiện tình trạng vết thâm đen trên da đáng kể, làn da cũng trở nên đàn hồi và mềm mịn hơn.
Acid kojic: Đây là một chất được tạo ra bởi nấm hoặc quá trình lên men gạo. Tác dụng của loại acid này là khả năng ức chế quá trình tổng hợp hắc sắc tố melanin nhờ vậy vừa làm giảm vết thâm đen vừa ngăn quá trình lan rộng của các vết thâm đen trên cơ thể diễn ra nhanh.
Dùng kỹ thuật mờ vết thâm: Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của công nghệ như peel da, laser, sử dụng ánh sáng IPL,... để xóa các vết thâm đen. Các phương pháp này giúp làm giảm nám, giảm vết thâm đen nhanh chóng tuy nhiên chi phí điều trị khá cao và có thể gây nên tình trạng dị ứng, kích ứng trên da.
Xuất hiện vết thâm đen trên da tay phần lớn không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh nhưng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, nếu phát hiện vết thâm đen bất thường, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.