Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Xương mu ở đâu? Cấu tạo và chức năng của xương mu như thế nào?

Ngày 30/11/2023
Kích thước chữ

Xương mu là bộ phận khá nhạy cảm của cơ thể ở nữ giới, dễ gặp chấn thương khi phụ nữ mang thai. Vậy xương mu ở đâu trong bộ phận cơ thể con người?

Không ít chị em phụ nữ còn nhẫm lẫn hiện tượng đau xương mu thành đau khớp háng, có thể do họ chưa biết xương mu ở đâu. Vậy bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho các bạn về vị trí xương mu, cấu tạo và chức năng của chúng, nguyên nhân nào khiến phụ nữ đau xương mu và biện pháp phòng ngừa thế nào. Cùng tìm hiểu nhé!

Xương mu ở đâu? Cấu tạo và chức năng của xương mu

Xương mu là một phần của xương chậu, là phần nhô cao bên ngoài của bộ phận sinh dục ở nữ giới. Xương mu nằm ở phía dưới của phần mô mỡ dưới da tích tụ lại.

Theo các chuyên gia, độ cao của xương mu ở người phụ nữ phụ thuộc vào độ dày của mô mỡ dưới da. Đồng thời, sự phát triển khung xương mu liên quan đến quá trình phát triển của giai đoạn dậy thì. Và đây cũng chính là nơi tập trung các kết nối thần kinh với số lượng lớn, vì thế, các chị em phụ nữ rất dễ cảm nhận được các kích thích do các yếu tố bên ngoài tác động vào.

Cấu tạo của xương mu gồm 3 phần, đó là:

  • Phần thân: Đây là phần rộng nhất của xương mu, vừa khoẻ vừa phẳng.
  • Phần trên: Là một trong 2 xương phân nhánh bật ra từ khung xương mu, vừa gắn liền với xương chậu, vừa gắn với phần trên của đốt xương háng có hình chữ L.
  • Phần mu dưới: Là phần dưới của xương mu, nảy ra từ khung xương mu và gắn liền với phần trên của đốt xương háng có hình chữ L.

Khớp mu là lớp sụn gắn kết với nửa bên trái hoặc nửa bên phải của xương mu. Khi người phụ nữ trưởng thành, khớp mu không ở vị trí cố định ban đầu mà dịch chuyển khoảng 2mm.

Về chức năng: Khi xương mu kết nối với xương chậu tạo thành 1 khung chậu vững chắc, khoẻ mạnh, có tác dụng vừa nâng đỡ vừa bảo vệ có bộ phận cơ quan sinh dục ở nữ giới như buồng trứng, tử cung… Ngoài ra, xương chậu còn có chức năng phân bổ trọng lượng cơ thể xuống chân cũng như bàn chân. Khi phụ mang thai, khớp mu dịch chuyển 2mm có vai trò rất quan trọng, giúp chân hoạt động linh hoạt hơn, thuận lợi cho thai nhi di chuyển và chui qua ống sinh.

Xương mu ở đâu? Cấu tạo và chức năng của xương mu như thế nào? 1
Xương mu ở đâu? Nằm ở phía dưới của phần mô mỡ dưới da tích tụ lại

Nguyên nhân khiến nữ giới thường đau xương mu

Nhiều chị em phụ nữ thường xuyên rơi vào tình trạng đau xương mu mà không biết nguyên nhân là gì? Theo các chuyên gia, xương mu có tác dụng hình thành nên xương chậu và nhờ hai khớp xương mu phía trước mà kết nối được với hai bên xương chậu. Dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng mà hai khớp xương mu có chức năng đàn hồi (co giãn), khi hệ thống dây chằng bị kéo căng thì sẽ gây ra hiện tượng đau xương mu. Nguyên nhân gây ra đau xương mu ở nữ giới bao gồm:

Khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai thường khá phổ biến, nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ. Tùy vào thể trạng của từng người mà cơn đau sẽ có những mức độ khác nhau như đau âm ỉ, đau đột ngột, đau có thể cái dài hoặc ngắn…

Hiện tượng đau xương mu khi mang thai là do vào thời kỳ cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn tác động đến chức năng chuyển động, gây áp lực đến các dây chằng hỗ trợ xương mu, dẫn đến tình trạng đau nhức thường xuyên. Tuy hiện tượng này không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng đã khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau xương mu khi mang thai càng ngày càng nghiêm trọng cộng thêm các triệu chứng bất thường, thì các bà bầu nên đi bệnh viện thăm khám sớm để bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

Xương mu ở đâu? Cấu tạo và chức năng của xương mu như thế nào? 2
Giai đoạn cuối của thai kỳ khiến các bà bầu gặp phải tình trạng đau xương mu

Do một số bệnh lý phụ khoa

Đau xương mu được coi là một những triệu chứng liên quan đến một số bệnh lý phụ khoa ở người phụ nữ, cụ thể như sau:

  • Viêm nhiễm bàng quang: Khi thận bài tiết, cơ quan bàng quang có tác dụng lưu trữ nước tiểu, với quá trình bài tiết liên tục như vậy thì sẽ gây ra một số tổn thương. Khi đó, bàng quang xuất hiện bất cứ tổn thương nào thì các cơ quan xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi bị viêm nhiễm bàng quang, người bệnh sẽ thấy đau bụng dưới, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu có mùi hôi. Nếu tình trạng này nặng hơn có thể gây ra các cơn đau ở xương chậu, xương mu và cả đau lưng.
  • Viêm vùng chậu: Vị trí của xương chậu nằm ở phía dưới xương hông và giáp với xương đùi, nên khi vùng chậu bị viêm nhiễm sẽ gây ra các cơn đau ở xương mu. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập xương chậu và tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, có thể tấn công đến áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng, khiến người bệnh có thể bị vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.
  • Viêm đường tiết niệu: Đường tiết niệu của người phụ nữ tương đối ngắn, thẳng, có vị trí gần hậu môn, vì thế rất dễ bị vi khuẩn tấn công, nhất là vi khuẩn E.Coli. Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh đường có những biểu hiện như đau vùng hạ vị, đau xương mu, đau ở bàng quang, tiểu buốt tiểu rắt, mệt mỏi, sốt cao…

Tóm lại, khi bị đau xương mu, các bạn nên đi thăm khám ngay để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân, để từ đó bác sĩ có kế hoạch điều trị phù hợp.

Xương mu ở đâu? Cấu tạo và chức năng của xương mu như thế nào? 3
Một số bệnh lý phụ khoa là những nguyên nhân dẫn đến đau xương mu ở nữ giới

Khi nào cần đến bệnh viện khám?

Khi xuất hiện một số những triệu chứng dưới đây thì người bệnh nên đi gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Cụ thể:

  • Đau ở vùng xương chậu và khi hoạt động di chuyển thì cơn đau càng tăng, dữ dội hơn.
  • Đau ở vùng bụng dưới mà không biết lý do vì sao.
  • Khi ho, hắt hơi hoặc khi thay đổi tư thế thì có cảm giác đau cơ thắt lưng.
  • Dáng đi không được ổn định, cảm giác chân yếu đi, mất sức, giảm độ linh hoạt…

Biện pháp giúp xương mu được khoẻ mạnh

Để tránh những áp lực hay những tổn thương lên xương mu, dưới đây là một số biện pháp giúp xương mu được khoẻ mạnh, cụ thể:

  • Tránh những hoạt động quá mạnh, nặng nề hoặc hạn chế vận động quá nhiều.
  • Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và khi di chuyển, hãy cố gắng duy trì tư thế thăng bằng, thẳng lưng.
  • Nên kê thêm một chiếc gối mền sau lưng khi ngồi để làm giảm áp lực lên xương mu.
  • Ăn uống đầy đủ hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung canxi, vitamin… giúp xương chắc khỏe.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai cho vùng hông chậu, vùng bụng…
  • Đối với bà bầu, trong những tháng cuối nên nghỉ ngơi nhiều, đeo đai bụng bầu, chú ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không nên đi các đôi giày cao gót, vận động nhẹ nhàng…
Xương mu ở đâu? Cấu tạo và chức năng của xương mu như thế nào? 4
Tập thể dục thường xuyên để xương được linh hoạt, dẻo dai và chắc khoẻ

Trên đây là những thông tin về xương mu. Hi vọng qua bài viết trên người đọc có thể giải đáp được câu hỏi xương mu ở đâu. Ngoài ra, đau xương mu là một trong những dấu hiệu liên quan đến các bệnh phụ khoa. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của tình trạng này hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. 

Xem thêm:

Ảnh hưởng của xương mu nhô cao đối với cuộc sống của nữ giới

Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin