Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Á vảy nến là một tình trạng da mạn tính, không phổ biến, được đặc trưng bởi các mảng đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, hơi có vảy, ở các chi và thân. Á vảy nến được chia thành hai thể là á vảy nến thể mảng nhỏ và á vảy nến thể mảng lớn. Bệnh thường ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là nam giới và nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ.
Á vảy nến (Parapsoriasis) hay còn gọi là viêm da vảy nông mãn tính (Chronic superficial scaly dermatitis - CSSD). Đây là một bệnh da liễu mãn tính được đặc trưng bởi các mảng tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ, có vảy và ảnh hưởng chủ yếu ở các chi và thân.
Á vảy nến tương đối hiếm gặp, bệnh có thể được chia thành bệnh á vảy nến thể mảng nhỏ (Small Plaque Parapsoriasis - SPP) và bệnh á vảy nến thể mảng lớn (Large Plaque Parapsoriasis - LPP). Trong khi á vảy nến thể mảng nhỏ được cho là tình trạng mãn tính lành tính, thì á vảy nến thể mảng lớn được cho là có khả năng tiền ác tính và liên quan đến nguy cơ tiến triển thành bệnh nấm da Mycosis Fungoides (u sùi thể nấm).
Bệnh á vảy nến bắt đầu âm thầm với một hoặc nhiều mảng đỏ, hơi có vảy. Vị trí bị ảnh hưởng phổ biến nhất là tứ chi và thân mình. Hiếm khi thấy ở mặt, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Các mảng thường có đặc điểm như sau:
Các triệu chứng ở vị trí tổn thương thường rất ít, nhưng đôi khi có thể ngứa nhẹ. Các mảng này sẽ nổi rõ hơn vào mùa đông so với mùa hè. Sau khi các tổn thương được giải quyết bằng việc điều trị, chúng có thể sẽ tái phát và xu hướng tái phát ở cùng một vùng hoặc vùng lân cận.
Tổn thương á vảy nến mảng nhỏ thường lành tính, có thể có liên quan đến các tình trạng như teo da, giãn mao mạch và tăng sắc tố da. Một số ít trường hợp có thể tiến triển thành bệnh nấm Mycosis Fungoides.
Trong khi đó, á vảy nến thể mảng lớn diễn biến âm thầm trong nhiều năm. Bệnh có thể tiến triển thành u tế bào lympho T ở da, từ kích thước nhỏ lành tính cho đến u tế bào lympho T không điển hình.
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện các tổn thương ở da như đã mô tả ở phần triệu chứng bệnh á vảy nến.
Đôi khi các mảng tổn thương ở da có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý da khác. Tuy nhiên, bạn cần được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để nắm rõ được tình trạng bệnh của mình.
Nguyên nhân gây ra bệnh á vảy nến hiện tại vẫn chưa được biết rõ.
Bệnh á vảy nến thể mảng nhỏ là một quá trình phản ứng chủ yếu là của tế bào lympho T CD4. Một số bác sĩ tin rằng bệnh á vảy nến thể mảng nhỏ là một dạng u tế bào lympho T. Tuy nhiên không có bằng chứng phân biệt rõ ràng nào, chẳng hạn như các biến đổi về gen được quan sát thấy ở các bệnh ác tính, để hỗ trợ cho lập luận này.
Nhưng một gợi ý về tính xác thực của giả thiết này là việc xác định gần đây về hoạt động telomerase tăng lên trong tế bào T. Nhưng vẫn cần nhiều hơn những nghiên cứu phân tử sâu hơn để kết luận nguyên nhân của bệnh á vảy nến thể mảng nhỏ.
Bệnh á vảy nến thể mảng lớn là một rối loạn viêm mạn tính, sinh lý bệnh được suy đoán là do kích thích kháng nguyên dài hạn. Nguyên nhân của á vảy nến thể mảng lớn vẫn chưa được xác định.
Nghiên cứu đã cho thấy sự liên hệ về các tác nhân truyền nhiễm cụ thể đối với bệnh á vảy nến thể mảng lớn. Nghiên cứu này cho thấy nhiễm virus herpes được phát hiện ở 87% các tổn thương da của á vảy nến thể mảng lớn. Nhưng vẫn cần các nghiên cứu sâu hơn để có thể kết luận ý nghĩa của phát hiện này.
Bệnh á vảy nến là một tình trạng hiếm gặp, tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ lưu hành bệnh hiện vẫn chưa được báo cáo đầy đủ.
Không có cách điều trị khỏi hẳn bệnh. Á vảy nến được điều trị nhằm giảm các tổn thương da và theo dõi định kỳ để kiểm tra khả năng tiến triển ác tính. Điều trị bao gồm dưỡng ẩm da, corticosteroid tại chỗ hoặc liệu pháp quang trị liệu.
Bệnh á vảy nến thể mảng nhỏ là một tình trạng bệnh da mãn tính, tiến triển nhiều năm và có thể tự khỏi, một số ít có thể tiến triển thành bệnh nấm Mycosis Fungoides.
Bệnh á vảy nến thể mảng lớn tiến triển âm thầm trong nhiều năm, với một tỷ lệ nhỏ có thể tiến triển ác tính. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sau 5 năm vẫn cao hơn 90%.
Bệnh á vảy nến có thể liên quan đến các biến chứng như teo da, giãn mao mạch, tăng sắc tố da và một số trường hợp á vảy nến thể mảng lớn có thể tiến triển thành ác tính.
Sinh thiết da trong bệnh á vảy nến nhằm chẩn đoán xác định bệnh và để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý da khác.
Hỏi đáp (0 bình luận)