Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Sa bàng quang (Cystocele) là tình trạng các mô hỗ trợ xung quanh bàng quang và thành âm đạo yếu đi và giãn ra, khiến bàng quang và thành âm đạo sa vào ống âm đạo. Sa bàng quang là loại sa tạng chậu phổ biến nhất ở nữ, có thể dẫn đến các triệu chứng như có khối phồng ở âm đạo, tiểu khó, kinh nguyệt khó ra hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Sa bàng quang là tình trạng các mô hỗ trợ xung quanh bàng quang và thành âm đạo yếu đi và giãn ra, khiến bàng quang và thành âm đạo sa vào ống âm đạo.
Thông thường, các cơ và mô liên kết hỗ trợ thành âm đạo sẽ giữ bàng quang đúng vị trí. Khi sa bàng quang, các cơ và mô hỗ trợ âm đạo yếu đi và giãn ra, khiến bàng quang di chuyển ra khỏi vị trí.
Sa bàng quang là loại sa cơ quan vùng chậu phổ biến nhất. Sa cơ quan vùng chậu xảy ra khi thành âm đạo, tử cung hoặc cả hai mất đi sự hỗ trợ bình thường và sa xuống, hoặc phình ra, vào ống âm đạo hoặc qua lỗ âm đạo. Các cơ quan vùng chậu gần đó, chẳng hạn như bàng quang hoặc ruột, có thể bị ảnh hưởng và cũng rơi khỏi vị trí bình thường của chúng trong cơ thể.
Sa bàng quang thường được phân thành 4 giai đoạn. Cấp độ 1 là dạng nhẹ nhất của tình trạng này, và cấp độ 3 và 4 là nghiêm trọng nhất. Ở các giai đoạn nặng, bàng quang và thành âm đạo có thể sa hẳn ra ngoài qua lỗ âm đạo.
Nhiều phụ nữ bị sa bàng quang không triệu chứng. Sa bàng quang càng tiến triển thì khả năng bạn gặp phải triệu chứng càng cao. Các triệu chứng của sa bàng quang có thể bao gồm:
Các triệu chứng của sa bàng quang thường trở nên trầm trọng hơn khi bạn gắng sức, nâng vật nặng, khi ho hoặc đứng trong thời gian dài. Triệu chứng thường thuyên giảm khi bạn nằm xuống.
Một số triệu chứng khác của sa bàng quang có thể bao gồm:
Sa bàng quang có thể gây áp lực hoặc dẫn đến tình trạng gấp khúc ở niệu đạo và gây bí tiểu, là tình trạng mà bạn không thể tống hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Trong một số trường hợp hiếm gặp, sa bàng quang có thể dẫn đến tình trạng gấp khúc ở niệu quản và khiến nước tiểu tích tụ trong thận, có thể dẫn đến tổn thương thận.
Nếu bạn gặp các triệu chứng của sa bàng quang, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Sa bàng quang là kết quả của sự yếu và giãn ra của các cơ và mô liên kết hỗ trợ sàn chậu. Các yếu tố liên quan chính gây ra sa bàng quang là béo phì, tuổi tác ngày càng cao và sinh con. Sa bàng quang cũng có thể xảy do tăng áp lực ổ bụng mãn tính, bất thường collagen, tiền sử gia đình bị sa bàng quang và sau phẫu thuật vùng chậu.
Béo phì
Một nghiên cứu cho thấy rằng, ở những phụ nữ thừa cân và béo phì, nguy cơ tiến triển sa bàng quang lần lượt tăng 32% và 48% so với người có BMI (chỉ số khối cơ thể) bình thường. Tuy nhiên, một số ít nghiên cứu cũng cho thấy rằng, giảm cân không làm thoái triển các tình trạng sa tạng chậu, cho thấy tổn thương ở sàn chậu có thể không hồi phục.
Tuổi cao
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tuổi tác và sa bàng quang. Người ta thấy rằng, những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong cấu trúc vùng chậu, sự chi phối của thần kinh và mạch máu gây ra sự suy yếu của sàn chậu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, collagen trong thành âm đạo thay đổi cấu trúc theo thời gian, điều này giải thích mối liên hệ giữa lão hoá và sự phát triển của sa bàng quang.
Sinh nở và các yếu tố liên quan
Sinh con qua ngả âm đạo (sinh thường) có nguy cơ cao bị yếu cơ sàn chậu. Sự suy yếu của cơ sàn chậu sẽ tăng lên theo số lần sinh con. Do đó, có thể dẫn đến sa bàng quang khi phụ nữ sinh thường, đặc biệt là sinh con nhiều lần.
Tăng áp lực ổ bụng
Áp lực ổ bụng tăng dường như có mối tương quan với sa bàng quang. Một số nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên quan giữa sa bàng quang và các tình trạng táo bón, ho mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (các tình trạng này đều liên quan đến tăng áp lực ổ bụng).
Bất thường collagen
Loại collagen chiếm ưu thế tìm được trong thành âm đạo là loại III, giúp chống lại sự thay đổi áp suất đột ngột, cần thiết trong các mô cần độ đàn hồi. Những phụ nữ mắc tình trạng bẩm sinh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất collagen, chẳng hạn như hội chứng Marfan và Ehlers-Danlos có nguy cơ mắc chứng sa bàng quang.
Tiền sử gia đình
Mặc dù không có gen cụ thể nào được biết là chịu trách nhiệm cho sự phát triển sa bàng quang, nhưng trong một bài đánh giá dựa trên 16 nghiên cứu đã cho thấy rằng, phụ nữ bị sa tạng chậu (có sa bàng quang) thì rất có khả năng có người thân cũng bị như vậy.
Phẫu thuật vùng chậu
Phẫu thuật vùng chậu, đặc biệt là cắt bỏ tử cung sẽ gây tổn thương mô và dây thần kinh vùng chậu. Điều này dẫn đến nguy cơ sa âm đạo và thoát vị bàng quang cao hơn.
Sa bàng quang không gây nguy hiểm đe dọa tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị, sa bàng quang có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề như bí tiểu, nhiễm trùng hoặc suy thận.
Để tự kiểm tra xem có bị sa bàng quang hay không, chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy có khối nhô ra khỏi âm đạo và có thể đẩy nó trở lại. Nếu bạn nghi ngờ mắc sa bàng quang, hãy đến kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Đối với các trường hợp sa bàng quang nghiêm trọng cần phẫu thuật, việc hồi phục và cảm thấy khỏe mạnh hơn có thể mất vài tuần.
Để điều chỉnh lối sống khi bị sa bàng quang, hãy tránh nâng vật nặng và các hoạt động căng thẳng. Đồng thời, quan trọng là điều trị các tình trạng ho mãn tính, ngừa thuốc lá, tránh táo bón và duy trì cân nặng ổn định.
Liệu pháp thay thế estrogen có thể hữu ích cho một số phụ nữ bị sa bàng quang. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với liệu pháp này, đặc biệt là những phụ nữ mắc các loại ung thư cụ thể. Luôn thảo luận và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Hỏi đáp (0 bình luận)