Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm thanh quản trong thời gian ngắn thường gặp nhất là do nhiễm virus. Tuy nhiên, viêm thanh quản cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân không nhiễm trùng như chất kích thích hoặc sử dụng giọng nói quá nhiều. Cần chẩn đoán loại trừ các tình trạng nguy hiểm khác đồng thời điều trị hợp lý giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
Thanh quản là một ống rỗng dài 3-4 cm trên khí quản, nằm trước cổ, thuộc hệ thống hô hấp ở người. Thanh quản lưu thông không khí từ mũi vào khí quản và phổi, tạo ra âm thanh, quyết định giọng điệu khi ta nói chuyện.
Thông thường, dây thanh (phần trên thanh quản) mở và đóng trơn tru, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động của chúng. Lời nói xảy ra khi không khí chảy từ phổi lên khí quản và qua thanh quản làm cho dây thanh rung động. Các dây thanh mở ra khi thở và sau đó đóng lại để tạo ra âm thanh khi rung động cùng nhau. Nhưng với bệnh viêm thanh quản, vùng thanh quản bị viêm hoặc bị kích ứng làm niêm mạc vùng thanh quản sưng lên, dây thanh sưng viêm, làm biến dạng âm thanh do không khí đi qua chúng không đều dẫn đến giọng có vẻ khàn khàn. Viêm thanh quản có thể tồn tại trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính).
Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản không quá 3 tuần. Viêm thanh quản cấp có rất nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau từ các triệu chứng toàn thân đến các triệu chứng gợi ý đặc hiệu. Tùy vào lứa tuổi mắc bệnh nên được phân loại thành viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp ở người lớn. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà người ta có các phương pháp điều trị khác nhau.
Các triệu chứng của viêm thanh quản gồm:
Triệu chứng toàn thân: Sốt hoặc ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn, la hét ở trẻ,…
Thay đổi giọng nói: Khàn tiếng, ho khan có thể có đờm nhầy, ở trẻ em có thể nghe giọng khóc khàn hoặc thể có khó thở, thở nhanh, thở rút lõm ngực,...
Triệu chứng thực thể họng: Niêm mạc họng đỏ, amidan có thể sưng, niêm mạc thanh quản phù nề, đỏ ở vùng thanh môn, tiền đình thanh quản, dây thanh sung huyết, phù nề, khép không kín khi phát âm, có xuất tiết nhầy ở mép trước dây thanh.
Viêm thanh quản cấp gây khó chịu cho người mắc bệnh như cảm giác đau họng, khó ăn uống, khàn giọng, mệt mỏi, trẻ mắc bệnh thường quấy khóc, chán ăn và gây lo lắng cho ba mẹ,.....
Viêm thanh quản cấp ở người lớn thường không gây ra các tình trạng nguy hiểm vì có khả năng hồi phục tốt, nhưng ở trẻ dễ gây khó thở thanh quản có thể ảnh hưởng đến sinh mạng. Viêm thanh quản cấp có thể tiến triển thành một số tình trạng nặng hơn như viêm phế quản, viêm phổi,... Viêm thanh quản cấp thường nguy hiểm cho trẻ em nhiều hơn người lớn, vì thế cần chú ý theo dõi diễn tiến bệnh khi trẻ mắc bệnh.
Bạn có thể kiểm soát hầu hết các trường hợp viêm thanh quản cấp tính bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như cho giảm sử dụng thanh quản (nói, hát,...) và uống nhiều nước. Bạn nên gặp bác sĩ nếu các triệu chứng viêm thanh quản kéo dài hơn hai tuần hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể chỉ cần dùng thuốc, tuy nhiên nếu bệnh có vẻ nghiêm trọng bạn cần nhập viện điều trị.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp thường là virus, ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác bao gồm:
Viêm thanh quản cấp có thể sử dụng kẹo ngậm từ chanh, mật ong, bạc hà,... giúp diệt khuẩn vùng họng đồng thời tạo cảm giác the mát dễ chịu cho họng. Lưu ý rằng nếu có bệnh lý đái tháo đường kèm theo, bạn cần chọn loại kẹo ít đường hoặc không đường, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm thông tin: Top 5 kẹo ngậm viêm họng giúp giảm đau, ngứa họng hiệu quả
Viêm thanh quản cấp thường không nguy hiểm vì nguyên nhân thường gặp là do virus hoặc sử dụng giọng nói quá nhiều gây nên.
Xem thêm thông tin: Viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản cấp có thể gây tắt tiếng (mất giọng) nếu thanh quản bị viêm sưng nhiều mất khả năng rung - mất khả năng tạo âm thanh.
Những trường hợp viêm thanh quản cấp tính do virus hay sử dụng giọng nói quá nhiều gây nên có thể nhanh chóng khỏi nếu bạn biết cách chăm sóc họng hợp lý, tránh làm dụng giọng nói.
Bạn có thể đến gặp bác sĩ thuộc một trong 2 chuyên khoa trên để được chẩn đoán và điều trị, trường hợp bệnh lý nghiêm trọng bạn có thể cần nhập viện để điều trị.
Hỏi đáp (0 bình luận)