Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. /
  3. /

Tràn dịch màng tim: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hà Phương

04/03/2025

Dược sĩ Đại học

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Tràn dịch màng tim hay còn gọi là tràn dịch màng ngoài tim là tình trạng tích tụ dịch thừa trong màng ngoài tim của bạn. Khi bệnh xảy ra đột ngột hoặc có tình trạng một lượng lớn dịch tràn vào, dịch thừa có thể chiếm quá nhiều không gian trong màng ngoài tim gây chèn ép tim và làm cho tim không thể hoạt động bình thường. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà bạn đang gặp phải và nguyên nhân gây ra nó.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim (hay tràn dịch màng ngoài tim) là sự tích tụ dịch thừa trong không gian xung quanh tim. Nếu tích tụ quá nhiều dịch, điều này có thể gây áp lực lên tim và ngăn cản tim bơm máu một cách bình thường.

Một túi rỗng gọi là màng ngoài tim bao quanh tim. Túi này bao gồm hai lớp mỏng. Thông thường, có một lượng dịch nhỏ giữa hai lớp này. Chất lỏng giúp giảm ma sát giữa hai lớp khi chúng cọ xát vào nhau trong mỗi khi tim co bóp. Trong một số trường hợp, dịch thừa có thể tích tụ giữa hai lớp này, dẫn đến tràn dịch màng tim.

Khi có một lượng dịch nhỏ sẽ không gây ra nhiều vấn đề. Nhưng nếu quá nhiều dịch tích tụ, nó có thể khiến tim khó giãn nở bình thường. Tình trạng này được gọi là chèn ép tim. Bạn sẽ cần điều trị khẩn cấp. Bởi vì buồng tim không thể giãn nở bình thường, ít máu có thể đi vào tim từ cơ thể. Điều này có thể làm giảm lượng máu chứa oxy đi ra khỏi cơ thể, làm cho các cơ quan của bạn thiếu hụt máu. Nhưng không phải tất cả các trường hợp tràn dịch màng tim đều gây ra chèn ép tim.

Trong một số trường hợp, tràn dịch màng tim phát triển nhanh chóng. Đây được gọi là tràn dịch màng tim cấp tính. Những trường hợp khác, dịch sẽ tích tụ từ từ. Đây được biết đến là tràn dịch màng tim bán cấp. Tràn dịch màng tim mạn tính xảy ra khi tràn dịch xảy ra nhiều lần theo thời gian.

Triệu chứng tràn dịch màng tim

Những dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch màng tim

Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào của tràn dịch màng tim với trường hợp tràn dịch nhẹ. Triệu chứng có khả năng xuất hiện nhiều hơn khi tình trạng tràn dịch xảy ra nhanh chóng, hoặc tràn dịch lượng lớn hoặc gây ra chèn ép tim. Các triệu chứng chính của tràn dịch màng tim và chèn ép tim bao gồm:

  • Khó thở;
  • Cảm giác nặng ngực hoặc đau ngực;
  • Nhịp tim nhanh hoặc cảm giác tim đập mạnh;
  • Cảm giác choáng váng hoặc chóng mặt;
  • Ngất;
  • Mệt mỏi;
  • Tím tái;
  • Lo âu, nhầm lẫn hoặc các thay đổi hành vi khác (do lưu lượng máu đến não thấp).
Tràn dịch màng tim và những điều cần chú ý 1.jpg
Bạn có thể cảm thấy nặng hoặc đau ngực nếu bị tràn dịch màng tim

Nếu tràn dịch màng tim nhiều, nó có thể chèn lên các mô hoặc dây thần kinh xung quanh. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như:

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim có thể dẫn đến chèn ép tim. Thường thì, màng ngoài tim của bạn sẽ chứa một lượng dịch vừa đủ không đến mức ngăn cản tim co bóp. Chèn ép tim xảy ra khi tim của bạn không có chỗ để giãn nở và tích trữ máu. Nếu không có sự điều trị kịp thời, điều này có thể khiến tim của bạn ngừng đập,và sẽ dẫn đến tử vong trong khoảng thời gian từ vài phút đến vài giờ.

Chèn ép tim là một biến chứng của tràn dịch màng tim, nhưng không phải là biến chứng duy nhất.

Khi tim của bạn bơm ra càng ngày càng ít máu, tim sẽ tăng tốc độ bơm để cố gắng bù cho lượng máu bị thiếu hụt. Qua thời gian, tim của bạn không thể duy trì được điều này, và bạn có thể rơi vào tình trạng sốc tim. Nếu không được điều trị, sốc tim có thể dẫn đến tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, vì chúng có thể là dấu hiệu của tình trạng chèn ép tim:

  • Đau ngực;
  • Khó thở hoặc thở nhanh;
  • Thay đổi màu da, đặc biệt là trở nên nhợt nhạt, xám hoặc xanh;
  • Ngất, chóng mặt hoặc cảm giác nhẹ đầu;
  • Tim đập mạnh hoặc cảm giác tim đập không đều;
  • Nhịp tim nhanh.

Nguyên nhân tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường xảy ra cùng với (hoặc vì) tình trạng viêm màng ngoài tim.

Các nguyên nhân có thể gây ra tràn dịch màng tim bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Tràn dịch màng tim có thể do các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.
  • Ung thư: Tình trạng di căn và khối u tim nguyên phát có thể gây tràn dịch màng tim. Ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây tràn dịch màng tim ác tính.
  • Viêm/thấp khớp: Nhiều rối loạn tự miễn, bao gồm bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjogren, có thể gây tràn dịch màng tim.
  • Chấn thương: Chấn thương kín, xuyên thấu và do tác động của y khoa vào cơ tim, động mạch chủ hoặc mạch vành có thể dẫn đến tình trạng máu tích tụ bên trong bao màng ngoài tim.
  • Vấn đề về tim: Tràn dịch màng tim có thể xảy ra sau nhồi máu cơ tim (gọi là hội chứng Dressler), phẫu thuật tim hoặc vỡ thành tim.
  • Mạch máu: Bóc tách động mạch chủ loại A có thể gây biến chứng chèn ép tim.
  • Vô căn: Nhiều trường hợp tràn dịch màng ngoài tim là vô căn.
  • Khác: Tràn dịch màng tim cũng có thể xảy ra do bức xạ, bệnh thận mãn tính, suy thận, suy tim sung huyết, xơ gan, suy giáp dẫn đến phù niêm, hội chứng quá kích buồng trứng và do thuốc.
Tràn dịch màng tim và những điều cần chú ý 2.jpg
Tràn dịch màng tim có thể xảy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?

Ảnh hưởng của tràn dịch màng tim đến tuổi thọ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và liệu nó có được điều trị kịp thời hay không. Nếu điều trị đúng cách, bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh.

Tràn dịch màng tim có tự khỏi không?

Tràn dịch màng tim có thể tái phát không?

Tràn dịch màng tim thường kéo dài bao lâu?

Tôi có thể sống bình thường với tràn dịch màng tim không?

Bài viết liên quan