Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Co thắt tâm vị là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Co thắt tâm vị là một chứng rối loạn hiếm gặp ở đường tiêu hoá khiến việc nuốt thức ăn và chất lỏng gặp khó khăn khi chúng đi qua thực quản (một ống kết nối miệng và dạ dày) của bạn. Trong giải phẫu ống tiêu hoá của con người tại nơi thực quản tiếp nối dạ dày có một cơ vòng được gọi là cơ vòng thực quản dưới (Lower Esophageal Sphincter - LES). Bình thường, cơ này có nhiệm vụ giãn ra với động tác nuốt để cho phép thức ăn đi vào dạ dày của bạn và co lại ngay sau đó để ngăn chặn thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản của bạn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Co thắt tâm vị là gì? 

Co thắt tâm vị là một chứng rối loạn hiếm gặp ở đường tiêu hoá khiến việc nuốt thức ăn và chất lỏng gặp khó khăn khi chúng đi qua thực quản (một ống kết nối miệng và dạ dày) của bạn. Trong y khoa, co thắt tâm vị được xếp vào nhóm bệnh rối loạn nhu động nguyên phát ở thực quản, đặc trưng bởi không có nhu động thực quản và suy giảm khả năng thư giãn các cơ vòng thực quản dưới gây tắc nghẽn chức năng gần chỗ nối dạ dày - thực quản. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh co thắt tâm vị là khoảng 1 trên 100.000 người mỗi năm.

Co thắt tâm vị xảy ra khi các dây thần kinh thực quản tại vùng này bị tổn thương làm mất chức năng của cơ LES và gây ra tình trạng co thắt, tăng trương lực cơ LES. 
Không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn cho co thắt tâm vị. Tuy nhiên, các triệu chứng thường có thể được kiểm soát bằng thuốc, các thủ thuật nội soi và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của co thắt tâm vị

Các triệu chứng của bệnh co thắt tâm vị diễn tiến chậm với các triệu chứng kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Các triệu chứng bao gồm:

Các triệu chứng dị sản phát triển chậm, với các triệu chứng kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Các triệu chứng bao gồm:

  • Khó nuốt: Đây là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất; 

  • Trào ngược, trớ ra thức ăn chưa được tiêu hoá;

  • Đau ngực nhiều cơn tái phát, cơn đau có thể nghiêm trọng;

  • Ợ nóng;

  • Ho vào ban đêm;

  • Sút cân/suy dinh dưỡng do khó nuốt: Đây thường là triệu chứng muộn;

  • Nấc cụt, khó ợ hơi: Các triệu chứng này ít gặp hơn.

Tác động của co thắt tâm vị đối với sức khỏe

Khó nuốt do co thắt tâm vị khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và gây sút cân/suy dinh dưỡng nếu triệu chứng này kéo dài.

Bên cạnh đó, thức ăn ứ đọng ở thực quản có thể kích thích niêm mạc thực quản gây viêm hoặc trào ngược lên phổi gây những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh co thắt tâm vị

Một số biến chứng của chứng co thắt tâm vị có liên quan đến việc trào ngược thức ăn từ thực quản vào khí quản, sau đó dẫn đến phổi. Các biến chứng bao gồm:

  • Viêm phổi;

  • Biến chứng khác: Ung thư thực quản liên quan đến việc ứ đọng thức ăn ở thực quản gây kích thích niêm mạc thực quản và tăng nguy cơ ung thư.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến co thắt tâm vị

Trong giải phẫu ống tiêu hoá của con người tại nơi thực quản tiếp nối dạ dày có một cơ vòng được gọi là cơ vòng thực quản dưới (Lower Esophageal Sphincter - LES). Bình thường, cơ này có nhiệm vụ giãn ra với động tác nuốt để cho phép thức ăn đi vào dạ dày của bạn và co lại ngay sau đó để ngăn chặn thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản của bạn. Co thắt tâm vị xảy ra khi các dây thần kinh thực quản tại vùng này bị tổn thương làm mất chức năng của cơ LES và gây ra tình trạng co thắt, tăng trương lực cơ LES. 

Có một số bằng chứng cho thấy co thắt tâm vị là một bệnh tự miễn.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải co thắt tâm vị?

Tỷ lệ nam và nữ bị co thắt tâm vị là 1: 1. Co thắt tâm vị thường xảy ra ở người lớn từ 25 - 60 tuổi. Ít hơn 5% trường hợp xảy ra ở trẻ em. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh Chagas (không gặp ở Việt Nam) có thể gây ra các rối loạn tương tự co thắt tâm vị.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán co thắt tâm vị

Ba xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán chứng co thắt tâm vị:

  •  Chụp X-quang có uống barium: Bạn sẽ uống một chế phẩm barium và chuyển động của barium qua thực quản của bạn được đánh giá bằng cách sử dụng tia X để chụp lại. Nếu có co thắt tâm vị, barium sẽ cho thấy hình ảnh thực quản bị thu hẹp tại vùng cơ LES.

  • Nội soi thực quản: Một ống mềm, hẹp có gắn camera - được gọi là ống nội soi - được đưa xuống thực quản của bạn để quan sát bên trong thực quản. Nội soi giúp loại trừ các tổn thương ung thư (ác tính) cũng như đánh giá tình trạng co thắt thực quản.

  • Đo áp suất thực quản: Xét nghiệm này đo mức độ và thời gian xảy ra các cơn co thắt và thư giãn của cơ vòng thực quản dưới (LES). Việc cơ LES không giãn ra để đáp ứng với động tác nuốt và không ghi nhận sóng nhu động dọc theo thực quản quản được xem là một xét nghiệm dương tính đối với chứng achalasia. Đây là xét nghiệm "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán chứng achalasia tuy nhiên ở Việt Nam hiện không phổ biến xét nghiệm này.

Phương pháp điều trị co thắt tâm vị hiệu quả

Không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn cho co thắt tâm vị. Một khi thần kinh đã tổn thương thì cơ LES không thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, các triệu chứng thường có thể được kiểm soát bằng thuốc, các thủ thuật nội soi và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Không phẫu thuật: Nong thực quản bằng bóng (cải thiện các triệu chứng ở khoảng 50% đến 93% số người được điều trị), điều trị bằng thuốc (nifedipine, isosorbide)/chích botox (hiệu quả của điều trị thuốc khá dao động, chích botox giúp giảm co thắt cơ LES ở khoảng 35% và cần phải chích lặp lại, các thuốc điều trị hiệu quả từ 0-75% hoặc 53-87% đối với nifedipine hoặc isosorbide).

  • Phẫu thuật cắt cơ vòng thực quản qua nội soi (phẫu thuật Heller): Hiệu quả khoảng 76% người được điều trị. Lưu ý là phẫu thuật này có thể khiến bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản sau phẫu thuật.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của co thắt tâm vị:

  • Cắt nhỏ thức ăn thành những miếng nhỏ vừa ăn và ăn ở tư thế ngồi thẳng. Điều này sẽ cho phép trọng lực giúp di chuyển thức ăn qua thực quản của bạn.
  • Sau ăn không bao giờ được nằm ​​ngay, điều này sẽ làm tăng nguy cơ hít sắc thức ăn vào phổi. Ngoài ra, khi ngủ ban đêm nên nâng cao đầu.
  • Tránh ăn thức ăn đặc trước khi đi ngủ.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Nguồn tham khảo

1) https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17534-achalasia#diagnosis-and-tests

2) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/achalasia/symptoms-causes/syc-20352850

3) https://reference.medscape.com/article/169974-overview#a6

Các bệnh liên quan

  1. Viêm đại tràng co thắt

  2. Polyp đại tràng

  3. Sán dây cá

  4. Nhiễm H.pylori (HP)

  5. Gan nhiễm mỡ không do rượu

  6. Viêm dạ dày ruột cấp tính

  7. Chấn thương bụng kín

  8. Viêm tụy mạn

  9. viêm hang vị dạ dày

  10. Polyp trực tràng