Long Châu

Cường aldosteron là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cường aldosteron

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Một trong những chức năng của tuyến thượng thận là sản xuất hormone aldosterone có vai trò tích cực đối với huyết áp. Hormone thực hiện điều này bằng cách duy trì sự cân bằng của natri, kali và nước trong máu. Cường aldosteron là một rối loạn nội tiết liên quan đến một hoặc cả hai tuyến thượng thận tạo ra quá nhiều hormone gọi là aldosterone. Điều này khiến cơ thể mất quá nhiều kali và giữ lại quá nhiều natri, làm tăng khả năng giữ nước, lượng máu và huyết áp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Cường Aldosterone là gì? 

Tuyến thượng thận là một tuyến nằm sau thận có hình tam giác có kích cỡ bằng đầu ngón tay cái, sản xuất ra hormone aldosterone giúp cơ thể cân bằng muối, kali trong máu.

Tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều aldosterone gây nên một dạng rối loạn được gọi là cường aldosterone, khi đó nồng độ muối tăng lên trong khi nồng độ kali giảm xuống làm cao huyết áp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của cường aldosteron

Triệu chứng chính của chứng cường aldosteron là huyết áp cao, có thể từ trung bình đến nặng. Huyết áp cao thường không có các triệu chứng. Nhưng khi nó xảy ra, chúng có thể bao gồm:

  • Đau đầu;

  • Chóng mặt;

  • Vấn đề về thị lực;

  • Đau ngực;

  • Hụt hơi.

Một triệu chứng chính khác của chứng tăng aldosteron là hạ kali máu. Mặc dù không phải lúc nào nó cũng gây ra các triệu chứng, nhưng có thể gây ra:

  • Mệt mỏi;

  • Chuột rút cơ bắp;

  • Khát nước liên tục;

  • Tiểu nhiều;

  • Yếu cơ;

  • Đánh trống ngực.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cường aldosteron

Hàm lượng aldosterone cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. ResearchTrusted Source cho thấy nó có thể gây tổn thương trực tiếp đến các mô tim, dẫn đến sẹo và phình to bên trái tim. Ngoài việc làm tổn thương mạch máu và gây ra các biến chứng khác liên quan đến huyết áp cao, chứng cường aldosteron không được điều trị có thể khiến có nhiều nguy cơ:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến cường aldosteron

Có hai loại cường aldosteron, được gọi là cường aldosteron nguyên phát và thứ phát. Mặc dù chúng có các triệu chứng giống nhau, nhưng nguyên nhân của chúng lại khác nhau.

Cường aldosteron nguyên phát

Cường aldosteron nguyên phát là do một hoặc cả hai tuyến thượng thận có vấn đề. Nó đôi khi được gọi là hội chứng Conn.

Một số người được sinh ra với tuyến thượng thận hoạt động quá mức. Những người khác có thể do:

  • Một khối u lành tính trên một trong các tuyến thượng thận.

  • Ung thư vỏ thượng thận, là một khối u ung thư sản xuất aldosterone hiếm gặp.

  • Tăng glucocorticoid.

  • Các loại vấn đề có thể di truyền khác ảnh hưởng đến tuyến thượng thận.

Cường aldosteron thứ phát

Cường aldosteron thứ phát là do một cái gì đó bên ngoài tuyến thượng thận gây ra. Nó thường liên quan đến giảm lưu lượng máu đến thận.

Một số điều có thể gây ra điều này, bao gồm:

  • Tắc nghẽn hoặc thu hẹp động mạch thận;

  • Bệnh gan mãn tính;

  • Suy tim;

  • Thuốc lợi tiểu.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải cường aldosteron?

Những người có nguy cơ bị cường aldosteron cao nhất là những người bị tăng huyết áp (huyết áp cao) khó kiểm soát ngay cả khi người bệnh đang dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải cường aldosteron

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cường aldosteron, bao gồm:

  • Tăng huyết áp và nồng độ kali thấp.

  • Có một khối u trên tuyến thượng thận.

  • Tăng huyết áp khi còn trẻ.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cường aldosteron

Xét nghiệm máu và các thử nghiệm liên quan

Nếu có các triệu chứng của chứng cường aldosteron, bác sĩ có thể sẽ bắt đầu bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ aldosterone và renin, một loại enzym do thận tiết ra, hoạt động với aldosterone để giúp cân bằng huyết áp. Những người bị cường aldosteron nói chung có mức renin thấp và mức aldosterone cao.

Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm máu của bạn, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Thử nghiệm với captopril: Xét nghiệm máu này đo nồng độ aldosterone, renin và các mức độ khác của bạn sau khi uống một liều thuốc captopril, một chất ức chế enzym.

  • Thử nghiệm truyền nước muối: Xét nghiệm máu này đo nồng độ aldosterone, renin và các mức độ khác sau khi được tiêm tĩnh mạch natri và dung dịch muối.

  • Thử nghiệm tải muối: Phương pháp này đo nồng độ aldosterone và natri trong nước tiểu sau khi thực hiện chế độ ăn nhiều natri từ 3 đến 5 ngày.

  • Thử nghiệm ức chế Fludrocortisone: Điều này rất giống với thử nghiệm tải muối, nhưng nó bao gồm việc dùng fludrocortisone, một loại steroid đường uống bắt chước aldosterone.

Chụp CT hoặc MRI vùng bụng

Các xét nghiệm hình ảnh này cho phép bác sĩ kiểm tra bất kỳ khối u nào trên hoặc xung quanh tuyến thượng thận.

Lấy mẫu tĩnh mạch thượng thận

Điều này liên quan đến việc lấy mẫu máu trực tiếp từ các tĩnh mạch của mỗi tuyến thượng thận và kiểm tra lượng aldosterone trong đó. Nếu máu từ một tuyến có nhiều aldosterone hơn đáng kể, có thể có một khối u lành tính trên một tuyến. Nếu máu từ mỗi tuyến có mức aldosterone cao như nhau, cả hai tuyến có khả năng hoạt động quá mức.

Nếu đã dùng thuốc điều trị huyết áp cao, bác sĩ có thể yêu cầu ngừng dùng thuốc trong một thời gian ngắn trong khi họ làm các xét nghiệm này.

Xét nghiệm di truyền 

Nếu dưới 20 tuổi và có tiền sử gia đình bị cường aldosteron, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm di truyền.

Phương pháp điều trị cường aldosteron hiệu quả

Điều trị cường aldosteron tập trung vào việc giảm mức aldosterone hoặc ngăn chặn tác động của aldosterone, huyết áp cao và kali trong máu thấp. Có một số cách để làm điều này, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng cường aldosteron.

Thuốc

Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid, chẳng hạn như spironolactone. Loại thuốc này ngăn chặn tác động của aldosterone lên cơ thể, chẳng hạn như huyết áp cao và kali trong máu thấp. 

Phẫu thuật

Nếu có một khối u trên một trong các tuyến thượng thận, bác sĩ có thể cắt bỏ tuyến bị ảnh hưởng. 

Thay đổi lối sống

Ngoài thuốc và phẫu thuật, bạn có thể thực hiện một số thay đổi lối sống để mang lại những lợi ích sức khỏe bổ sung và giúp chống lại tác động của quá nhiều aldosterone.

Bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, bỏ hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cường aldosteron

Chế độ sinh hoạt:

  • Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn, thậm chí chỉ 30 phút đi bộ vài lần một tuần, có thể giúp giảm huyết áp.

  • Giảm lượng cồn và caffein: Caffeine và rượu đều có thể làm tăng huyết áp. Một số loại thuốc huyết áp cũng kém hiệu quả hơn khi dùng chung với rượu.

  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá làm co mạch máu, làm tăng nhịp tim và có thể tăng huyết áp. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngay cả khi không bị cao huyết áp.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng giúp duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm huyết áp. Bắt đầu bằng cách chọn thực phẩm tươi, chưa qua chế biến để giảm lượng muối nạp vào cơ thể. Hãy thử kết hợp các yếu tố của chế độ ăn kiêng DASH, được thiết kế cho những người bị huyết áp cao.

Ngoài ra, nhiều loại thuốc huyết áp hoạt động tốt hơn khi kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn ít muối thường là chìa khóa của chứng cường aldosteron.

Phương pháp phòng ngừa cường aldosteron hiệu quả

Để tránh các biến chứng, hãy khám định kỳ để đưa ra kế hoạch điều trị lâu dài cho bệnh cao huyết áp. Hãy nhớ thường xuyên tái khám để kiểm tra bất kỳ thay đổi nào về nồng độ kali trong máu.

Nguồn tham khảo
  1. Healthline: https://www.healthline.com/

  2. Clevelandclinic: https://my.clevelandclinic.org/

  3. Webmd: https://www.webmd.com/

Các bệnh liên quan

  1. Cổ trướng

  2. Nhiễm toan ceton

  3. Béo phì

  4. Bệnh thần kinh đái tháo đường

  5. Cường cận giáp

  6. Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

  7. Mất cân bằng nội tiết tố

  8. Bướu giáp nhân thùy phải

  9. Suy gan cấp

  10. Sỏi bùn túi mật