Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Lao ruột là tình trạng lao ở ngoài phổi thường gặp ở trong hệ tiêu hóa. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh có khả năng lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Lao ruột là tình trạng lao ở ngoài phổi do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra, làm các tổn thương tại ống tiêu hóa. Lao ruột thường gặp phải ở những người từ 30 tới 55 tuổi và thường xuất hiện với các tổn thương lao khác như lao phổi.
Lao ruột được chia làm 2 loại:
Những triệu chứng của lao ruột thường không đặc hiệu, vì vậy người bệnh thường dễ nhầm lẫn với một vài bệnh lý của đường tiêu hóa.
Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh lao ruột là:
Lao ruột thường gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Tác nhân gây bệnh lao ruột là vi khuẩn lao ở người hoặc động vật.
Nguyên nhân gây lao ruột được chia thành nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
https://www.cureus.com/articles/45577-intestinal-tuberculosis-a-diagnostic-challenge
Bệnh lao ruột không lây qua không khí như lao phổi; thay vào đó, bệnh chủ yếu lây truyền qua thực phẩm nhiễm vi khuẩn lao hoặc khi nuốt phải chất dịch có chứa vi khuẩn từ bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân lao ruột mắc lao ở các bộ phận khác là cao, dẫn đến nguy cơ lây lan vi khuẩn trong môi trường. Do đó, bệnh nhân cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, như không khạc nhổ bừa bãi và vệ sinh tốt. Người thân cũng nên giữ môi trường sống sạch sẽ, ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nhiễm bệnh. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị và có kết quả âm tính, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Xem thêm thông tin: Bệnh lao ruột có lây không?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị lao ruột, do bệnh nhân thường có sức đề kháng yếu, dễ gặp các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy và sụt cân. Để hỗ trợ quá trình điều trị, cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm như sò, hến, và thịt nạc, cùng các loại rau xanh như cải xoăn và rau bina giàu sắt và vitamin B. Trái cây giàu vitamin A, C như xoài, cam cũng giúp tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, thực phẩm giàu sắt như mộc nhĩ, nấm, và ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa thiếu máu.
Xem thêm thông tin: Người bệnh lao ruột nên ăn gì để bồi bổ sức khoẻ?
Thời gian điều trị bệnh lao ruột thường kéo dài từ 6 đến 18 tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của bệnh nhân với thuốc. Quá trình điều trị thường gồm hai giai đoạn: Tấn công: 2 – 5 tháng và duy trì 12 – 18 tháng.
Đối với các trường hợp lao kháng thuốc, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.
Bệnh lao ruột là một bệnh xã hội có khả năng lây lan và gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị hai giai đoạn (tấn công và duy trì), bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Biến chứng nguy hiểm nhất của lao ruột là tắc ruột, cần được phát hiện và phẫu thuật kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng. Các biến chứng khác như thủng hoặc viêm phúc mạc cũng cần can thiệp phẫu thuật.
Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán lao ruột bao gồm:
Hỏi đáp (0 bình luận)