Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Trong các loại ung thư gan thì ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma - HCC) là bệnh lý phổ biến nhất. Ung thư gan di căn là giai đoạn muộn trong bệnh lý này với tình trạng các tế bào gan ung thư di căn đến các cơ quan khác như não, phổi, thận, xương,... Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phát hiện sớm và phòng ngừa hiệu quả. Bài viết này cung cấp một số thông tin cơ bản cần biết về bệnh lý ung thư gan di căn đến bạn đọc.
Gan là một cơ quan đặc, chứa đầy máu, nằm vùng hạ sườn phải. Gan tham gia vào nhiều quá trình quan trọng của cơ thể như tổng hợp, chuyển hóa và đào thải các chất.
Ung thư biểu mô tế bào gan là dạng ung thư gan phổ biến nhất ở gan và là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở nước ta, sau ung thư dạ dày và ung thư phế quản. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Nếu được chẩn đoán sớm, ung thư gan có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư hoặc ghép gan. Các phương pháp điều trị khác có thể thu nhỏ khối u hoặc làm chậm sự phát triển của nó và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Ung thư biểu mô tế bào gan có liên quan mật thiết đến bệnh xơ gan và bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu (NAFLD). Những người có một trong hai bệnh lý trên nên được kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào gan.
Ung thư gan di căn là khi ung thư tại gan lây lan sang các cơ quan khác như não, phổi, thận, xương,... theo hệ thống phân loại TNM. Có nhiều hệ thống phân loại bệnh ung thư gan dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như mức độ lây lan (phân độ TNM), mức độ suy giảm chức năng gan (phân độ Child-Pugh). Hệ thống phân loại TNM của AJCC (Ủy ban Hỗn hợp Ung thư Hoa Kỳ) thường được dùng nhất tại Hoa Kỳ, dựa trên 3 thông tin chính:
Ung thư gan thường được phát hiện trong quá trình sàng lọc một căn bệnh khác. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong hơn hai tuần, hãy hẹn gặp bác sĩ để kiểm tra:
Triệu chứng toàn thân:
Bệnh nhân thường phàn nàn về các triệu chứng liên quan đến bệnh gan và khi kiểm tra thì phát hiện ra bệnh ung thư gan, chẳng hạn như:
Triệu chứng tại cơ quan di căn:
Bệnh lý ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, tinh thần, hao tốn vật chất,... của cả người mắc bệnh và người thân
Di căn tiếp tục lan rộng sang các cơ quan khác và tử vong là diễn tiến tự nhiên của bệnh nếu người mắc phát hiện bệnh muộn hay không điều trị gì.
Khi bạn có một trong những triệu chứng hoặc bạn là đối tượng nguy cơ của bệnh ung thư gan, có các thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã kể trên, bạn cần đến bác sĩ để được tầm soát bệnh sớm nhất.
Viêm gan siêu vi B, C
Virus viêm gan B và virus viêm gan C gây bệnh viêm gan mạn tính, có liên quan đến hơn 70% trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan. Đồng nhiễm cả 2 loại virus này càng làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan.
Virus viêm gan B (HBV) là một loại virus có vỏ bọc, bộ gen DNA hình tròn và thuộc họ Hepadnavirus. Sự tích hợp bộ gen của virus viêm gan B vào bộ gen của người là cơ chế bệnh sinh chính gây ung thư ở HBV. HCC có thể xảy ra mà không có xơ gan ở bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Theo thống kê có hơn 80% HCC liên quan đến HBV có bệnh xơ gan tiềm ẩn. Một yếu tố dự báo nguy cơ mạnh mẽ đối với ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân nhiễm HBV là nồng độ HBV DNA của virus trong huyết thanh tăng cao.
Virus viêm gan C (HCV) là một loại virus RNA sợi kép. Vật chất di truyền HCV không tích hợp với bộ gen của vật chủ. Tình trạng viêm gan mạn tính do nhiễm virus viêm gan C với tình trạng xơ hóa và hoại tử góp phần vào sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào gan. Trong đó, xơ gan là một bước quan trọng trong quá trình gây ung thư vì rất ít trường hợp HCC liên quan đến HCV mà bệnh nhân không bị xơ gan.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng mỡ dư thừa trong tế bào gan dù không có tiền sử nghiện rượu. NAFLD chủ yếu xảy ra trong hội chứng chuyển hóa (béo bụng, tăng triglyceride máu, đái tháo đường, tăng huyết áp). NAFLD hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra HCC trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây.
Rượu bia
Rượu có thể trực tiếp và gián tiếp gây ra HCC. Khoảng 30% HCC có liên quan đến tiền sử uống rượu quá mức ở Hoa Kỳ. Rượu dẫn đến tăng phản ứng oxy hóa và viêm tại gan. Uống hơn 80g rượu/ngày làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan gấp 5 lần so với người không uống rượu.
Aflatoxin
Aflatoxin B1 là một loại độc tố nấm mốc được sản xuất bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Chất gây ung thư này chủ yếu do đột biến gen ức chế khối u (p53) và được tìm thấy ở vùng châu Phi cận Sahara, Đông Nam Á - nơi nấm gây ô nhiễm ngũ cốc. Aflatoxin B1 làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B kèm theo.
Viêm gan B, viêm gan C được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư gan di căn do chúng gây ra tình trạng viêm gan mạn tính và xơ gan. Có đến hơn 70% trường hợp ung thư gan di căn là do 2 loại virus trên gây ra.
Theo AJCC (Uỷ ban hỗn hợp ung thư Hoa kỳ), 3 thông tin TNM giúp phân loại ung thư gan di căn bao gồm: Mức độ kích thước khối u (T), sự lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó (M), sự di căn đến các vị trí xa hơn (N).
Bệnh nhân béo phì có nguy cơ cao bị ung thư gan di căn do sự kém điều hòa các chất chuyển hóa cũng như các chất gây viêm, ức chế miễn dịch dẫn đến trầm trọng hơn tình trạng của bệnh.
Có 2 phương pháp chẩn đoán ung thư gan di căn đó là hóa sinh và chẩn đoán hình ảnh.
Xem thêm thông tin: Ý nghĩa của các chỉ số ung thư gan là gì? Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư gan
Cấy ghép gan từ lâu đã được nghiên cứu chứng minh về tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh lý ung thư di căn như ung thư di căn thần kinh và ung thư di căn đại tràng, từ đó gia tăng tỷ lệ sống sót và tình trạng bệnh được cải thiện.
Một mặt khác, gan là cơ quan nguy cơ cao trong các vấn đề liên quan đến di căn cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng thời sự lựa chọn người ghép gan phù hợp dường như là thách thức lớn trong điều trị ung thư gan di căn.
Xem thêm thông tin: Điều kiện để ghép gan và quy trình ghép gan như thế nào?
Hỏi đáp (0 bình luận)