Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh thường gặp/
  4. Lỵ trực khuẩn

Lỵ trực khuẩn và những điều cần biết

Bác sĩPhan Thị Mỹ Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học Dự phòng tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", mong muốn mang đến nhiều thông tin kiến thức y khoa để mọi người được nâng cao sức khỏe và chủ động phòng bệnh.

Xem thêm thông tin

Bệnh lỵ trực khuẩn là một bệnh về đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn Shigella. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy nặng, sốt, đau bụng, buồn nôn và ói mửa. Tình trạng này phổ biến nhất ở các nước đang phát triển có điều kiện vệ sinh kém. Một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng cần dùng kháng sinh và nhập viện.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung lỵ trực khuẩn

Lỵ trực khuẩn là gì?

Lỵ trực khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nó gây ra bởi một nhóm vi khuẩn có tên là Shigella. Vi khuẩn Shigella lây lan qua nước và thực phẩm bị ô nhiễm hoặc qua tiếp xúc với phân bị ô nhiễm. Vi khuẩn giải phóng độc tố gây kích ứng ruột, gây ra triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Bạn có thể bị lỵ trực khuẩn nhẹ và thậm chí không nhận ra.

Trẻ nhỏ có nhiều khả năng mắc lỵ trực khuẩn hơn trẻ lớn và người lớn. Điều này có thể là do trẻ nhỏ thường xuyên đưa ngón tay vào miệng và dễ nuốt phải vi khuẩn hơn. Số lần thay tã nhiều ở các trung tâm chăm sóc trẻ cũng có thể làm tăng mức độ lây nhiễm ở nhóm tuổi này.

Nhiễm trùng do vi khuẩn dẫn đến bệnh lỵ trực khuẩn rất dễ lây lan, vì vậy điều cần thiết là phải duy trì vệ sinh thật tốt.

Triệu chứng lỵ trực khuẩn

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn

Các dấu hiệu và triệu chứng của Lỵ trực khuẩn thường bắt đầu một hoặc hai ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Shigella. Nhưng có thể mất đến một tuần để phát triển. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy (thường có máu hoặc chất nhầy);
  • Đau bụng quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng;
  • Sốt cao, người mệt mỏi;
  • Đau nhức cơ toàn thân;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Các triệu chứng thường kéo dài khoảng năm đến bảy ngày cũng có thể kéo dài hơn. Trong một số trường hợp, có thể phải mất vài tháng thì thói quen đại tiện (ví dụ như tần suất đi đại tiện và độ đặc của phân) mới hoàn toàn bình thường.

Một số người không có triệu chứng sau khi mắc lỵ trực khuẩn. Tuy nhiên, phân của người bệnh vẫn có thể lây nhiễm trong vài tuần.

Lỵ trực khuẩn 4.jpeg
Tiêu chảy là một triệu chứng điển hình trong lỵ trực khuẩn

Biến chứng có thể gặp khi mắc lỵ trực khuẩn

Các biến chứng có thể gặp khi mắc lỵ trực khuẩn bao gồm:

  • Mất nước: Tiêu chảy liên tục có thể gây mất nước. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm choáng váng, chóng mặt, khô mắt ở trẻ em, mắt trũng và tã khô. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc và tử vong.
  • Viêm khớp phản ứng: Người bị nhiễm một số loại Shigella phổ biến nhất là Shigella flexneri sẽ bị viêm khớp phản ứng sau khi nhiễm trùng, có thể gây đau khớp, kích ứng mắt và đi tiểu đau.
  • Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu thường gặp nhất ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như những người nhiễm HIV, đái tháo đường, ung thư hoặc suy dinh dưỡng nặng và thường gặp hơn ở trẻ em. Bệnh nhân nhiễm Shigella bị nhiễm trùng máu có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người không bị nhiễm trùng máu.
  • Co giật: Các cơn co giật toàn thân ở trẻ nhỏ bị lỵ trực khuẩn, nhưng thường tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Hội chứng tán huyết urê máu cao (HUS): Là một biến chứng hiếm gặp của nhiễm trùng Shigella cũng thường xảy ra nhất ở trẻ em.
  • Sa trực tràng: Trong tình trạng này, căng thẳng khi đi tiêu hoặc viêm ruột già có thể khiến màng nhầy hoặc niêm mạc trực tràng di chuyển ra ngoài qua hậu môn.
  • Phình đại tràng nhiễm độc: Biến chứng hiếm gặp này xảy ra khi đại tràng của bạn bị tê liệt, khiến bạn không thể đi tiêu hoặc thải khí. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau và sưng dạ dày, sốt và suy nhược. Nếu bạn không được điều trị chứng phình đại tràng nhiễm độc, đại tràng của bạn có thể bị vỡ, gây viêm phúc mạc, một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng cần phải phẫu thuật khẩn cấp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Những người bị tiêu chảy nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sốt;
  • Tiêu chảy nhầy máu hoặc kéo dài;
  • Đau bụng từng cơn hoặc đau bụng dữ dội;
  • Có dấu hiệu mất nước.

Người có sức khỏe kém hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh (chẳng hạn như HIV) hoặc do các phương pháp điều trị y tế (chẳng hạn như hóa trị liệu cho bệnh ung thư) có nhiều khả năng bị bệnh trong thời gian dài hơn. Liên hệ với bác sĩ nếu thuộc một trong những nhóm này và có các triệu chứng kể trên.

Nguyên nhân lỵ trực khuẩn

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm lỵ trực khuẩn

Nguyên nhân

Lỵ trực khuẩn là một bệnh truyền qua đường tiêu hóa do Shigella gây ra. Shigella là trực khuẩn gram âm, không di động, kỵ khí, không sinh bào tử. Nó có 4 loại huyết thanh:

  • Loại huyết thanh A: Shigella dysenteriae (12 loại huyết thanh).
  • Loại huyết thanh B: Shigella flexneri (6 loại huyết thanh).
  • Loại huyết thanh C: Shigella boydii (23 loại huyết thanh).
  • Loại huyết thanh D: Shigella sonnei (1 loại huyết thanh).

Shigella sonnei gây bệnh nhẹ có thể chỉ giới hạn ở tiêu chảy phân nước trong khi Shigella flexneri và Shigella dysenteriae gây bệnh kiết lỵ kèm theo tiêu chảy ra máu.

Đường lây truyền

Con đường lây truyền bệnh lỵ trực khuẩn chủ yếu là qua đường phân miệng, qua nước hoặc qua thực phẩm. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới hoặc qua ruồi. Con người là ký chủ tự nhiên duy nhất của Shigella.

Mọi người có thể bị nhiễm Shigella bằng cách:

  • Nhiễm vi trùng Shigella trên tay và sau đó chạm vào thức ăn hoặc miệng. Điều này có thể xảy ra sau khi thay tã cho trẻ ốm hoặc chăm sóc người bệnh. Hay chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi trùng từ phân của người bệnh. Các bề mặt bao gồm thùng tã, bàn thay đồ, đồ đạc trong phòng tắm và đồ chơi.
  • Ăn thức ăn nhiễm Shigella: Thức ăn được chuẩn bị bởi người bị nhiễm Shigella. Thực phẩm được tiêu thụ ở dạng sống có nhiều khả năng bị nhiễm vi trùng Shigella hơn. Vi trùng Shigella cũng có thể xâm nhập vào trái cây và rau quả nếu cánh đồng trồng chúng bị nhiễm phân có chứa mầm bệnh.
  • Uống phải nước ở nơi công cộng (ví dụ: Nước hồ hoặc nước sông) trong khi bơi hoặc uống nước bị nhiễm phân có chứa mầm bệnh.
  • Tiếp xúc với phân khi quan hệ tình dục với người đang hoặc gần đây bị tiêu chảy.
Lỵ trực khuẩn 5.jpeg
Trực khuẩn Shigella là nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh lỵ trực khuẩn

Thời gian ủ bệnh của bệnh lỵ trực khuẩn là bao lâu?

Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với vi trùng đến khi xuất hiện các triệu chứng. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn có thể dẫn đến bệnh lỵ trực khuẩn thường là từ một đến ba ngày. Nhưng nó có thể kéo dài đến một tuần.

Những người mắc bệnh lỵ trực khuẩn nên tự cách ly trong bảy ngày để tránh lây nhiễm cho người khác.

Tại sao khả năng trẻ nhỏ nhiễm lỵ trực khuẩn cao hơn người lớn?

Bệnh lỵ trực khuẩn có cần điều trị không?

Có thể làm gì để ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh trong quá trình điều trị lỵ trực khuẩn?

Cần phải phòng tránh nhiễm lỵ trực khuẩn thế nào trong quan hệ tình dục?

Hỏi đáp (0 bình luận)