Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, biểu hiện qua tâm trạng chán nản kéo dài và mất hứng thú với cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là cảm giác buồn thoáng qua mà là một tình trạng y tế cần được chẩn đoán và điều trị. Trầm cảm ảnh hưởng đến học tập, công việc, và mối quan hệ, có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng phụ nữ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng, bao gồm cả trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng khá phổ biến nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần. Nó gây ra các triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách bệnh nhân cảm nhận, suy nghĩ và xử lý các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ngủ, ăn uống hoặc làm việc. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã và hoặc mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích. Nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về cảm xúc và thể chất, đồng thời có thể làm giảm khả năng hoạt động tại nơi làm việc và khi ở nhà.
Bệnh được chẩn đoán khi bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm và các triệu chứng này phải xuất hiện trong ít nhất hai tuần.
Nếu gặp phải một số dấu hiệu và triệu chứng sau đây, trong suốt ngày và gần như mỗi ngày trong ít nhất hai tuần, bạn có thể đang bị trầm cảm:
Không phải bệnh nhân nào bị trầm cảm cũng trải qua tất cả các triệu chứng. Một số bệnh nhân chỉ gặp vài triệu chứng trong khi những bệnh nhân khác có thể phải trải qua nhiều triệu chứng hơn. Mức độ nghiêm trọng và tần suất của các triệu chứng và thời gian kéo dài sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và tình trạng bệnh cụ thể. Các triệu chứng của bệnh cũng có thể khác nhau tùy vào giai đoạn bệnh.
Tìm hiểu ngay:
Nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của trầm cảm, bạn hoặc người thân nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sớm nhất có thể. Việc chẩn đoán và nhận được điều trị sớm, đúng cách sẽ giảm nguy cơ diễn tiến nặng của bệnh và giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm không thể xác định rõ ràng, nhưng có sự góp phần bởi các yếu tố di truyền và môi trường.
Di truyền là nguyên nhân chiếm khoảng một nửa bệnh nguyên gây ra bệnh trầm cảm (ít hơn ở trầm cảm khởi phát muộn). Do đó, bệnh trầm cảm xuất hiện phổ biến hơn trong số các thân nhân bậc 1 của bệnh nhân mắc trầm cảm, và ở các cặp sinh đôi cùng trứng.
Các giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh khác tập trung vào sự thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh, như sự điều hòa bất thường của dẫn truyền thần kinh hệ cholinergic, catecholaminergic (noradrenergic hoặc dopaminergic), và serotonergic (5-hydroxytryptamine). Rối loạn khả năng điều hòa nội tiết thần kinh có thể là một yếu tố, đặc biệt là 3 trục: Vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp và hormon tăng trưởng.
Các yếu tố tâm lý xã hội dường như cũng có liên quan, những căng thẳng lớn trong cuộc sống, đặc biệt là sự chia rẽ và mất mát ảnh hưởng đến bệnh nhân trầm cảm trong thời gian nhất định.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây trầm cảm ở giới trẻ và những điều cha mẹ cần chú ý
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào, bất kỳ môi trường làm việc nào, bất kỳ ai. Trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già, nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi. Đặc biệt là nữ giới có nguy cơ bị trầm cảm gấp hai lần so với nam giới. Những người sống cô độc, nhất là người cao tuổi sống độc thân hoặc ly dị, ly thân có nhiều nguy cơ bị trầm cảm.
Chẩn đoán rối loạn trầm cảm dựa trên việc xác định các triệu chứng tâm lý, dấu hiệu và các tiêu chuẩn lâm sàng cụ thể. Sử dụng một số bảng câu hỏi ngắn gọn để sàng lọc, giúp gợi ý một số triệu chứng trầm cảm. Để được chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần có ít nhất 5 triệu chứng trong số 9 triệu chứng cụ thể như buồn bã, mất hứng thú, mệt mỏi, thay đổi về giấc ngủ, ăn uống, cảm giác vô giá trị, khó tập trung, và suy nghĩ tự tử. Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 2 tuần. Ngoài ra, tâm trạng chán nản thường diễn ra hầu hết thời gian trong ngày. Tuy nhiên, việc chẩn đoán nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn để tránh nhầm lẫn với các tình trạng khác.
Xem thêm thông tin: Chẩn đoán trầm cảm ở người trưởng thành được thực hiện như thế nào?
Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý (như liệu pháp hành vi nhận thức), và thay đổi lối sống như tập thể dục đều đặn và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Xem thêm thông tin: Những phương pháp điều trị trầm cảm và lưu ý về trầm cảm
Thay đổi lối sống có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và quản lý trầm cảm, nhưng thường không đủ để điều trị hoàn toàn. Điều trị trầm cảm cần kết hợp thay đổi lối sống với liệu pháp tâm lý và thuốc (nếu cần) thường mang lại kết quả tốt hơn. Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, và quản lý căng thẳng là một yếu tố hỗ trợ tích cực và có thể cải thiện tình trạng trầm cảm.
Có, trầm cảm có thể tái phát, đặc biệt nếu không được điều trị hoặc nếu không duy trì các biện pháp phòng ngừa. Những người đã trải qua một đợt trầm cảm có nguy cơ cao hơn bị tái phát, vì vậy việc theo dõi chặt chẽ và tiếp tục điều trị là quan trọng để giảm nguy cơ tái phát.
Hỏi đáp (0 bình luận)