Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nhóm bệnh/
  4. U nang dây thanh

U nang dây thanh là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

U nang dây thanh là một loại tổn thương trên dây thanh quản. U nang dây thanh thường được coi là một dạng tổn thương lành tính tuy nhiên vẫn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giọng nói. U nang dây thanh là một túi chứa chất lỏng được sản sinh từ các tuyến nhỏ trên bề mặt của dây thanh. Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, người bệnh thường có thể khôi phục giọng nói như bình thường.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung u nang dây thanh

U nang dây thanh là gì?

U nang dây thanh là sự tích tụ chất nhầy có vỏ bọc trên bề mặt của dây thanh quản, do sự tắc nghẽn của các tuyến tiết nhầy trên lớp biểu mô của dây thanh. Bề mặt này có những cấu trúc gấp nếp tạo ra sự linh hoạt và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh khi rung. Mỗi người có cấu trúc này khác nhau, dẫn đến sự đa dạng trong âm điệu của giọng nói và tiếng hát.

Thường thì u nang dây thanh chỉ xuất hiện trên một nếp gấp cụ thể của dây thanh và thường ở một bên, điều này giúp phân biệt chúng với các tổn thương khác như polyp dây thanh hay u nhú dây thanh quản. Điều quan trọng là u nang dây thanh thường không đáp ứng với liệu pháp giọng nói, vì vậy cần phải can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ chúng. Mục tiêu của điều trị là bảo tồn cấu trúc và chức năng bình thường của các nếp gấp trên dây thanh âm, đồng thời bảo vệ lớp phủ mỏng của chúng và giảm thiểu tổn thương.

Triệu chứng u nang dây thanh

Những dấu hiệu và triệu chứng của u nang dây thanh

U nang dây thanh âm thường dẫn đến một loạt các triệu chứng, tùy thuộc vào từng cá nhân. Một số triệu chứng do u nang dây thanh gây ra bao gồm khàn tiếng, mất giọng đột ngột, khó hát ở cao độ nhất định, đau họng, mệt mỏi…

Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng khác như khó thở và khó nói. Đây thường là biểu hiện khi bệnh đã tiến triển nặng và u nang dây thanh âm đã có kích thước lớn, gây áp lực lên các mô lân cận.

u-nang-day-thanh 2.jpg
U nang dây thanh có thể gây đau họng, khàn tiếng

Tác động của u nang dây thanh đến sức khỏe

U nang dây thanh được xem là một bệnh lý lành tính không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, cũng không phải là ung thư hay tiền ung thư.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tiến triển nặng, bệnh có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày do nuốt vướng, khó nói, đau nhức hoặc suy nhược cơ thể do thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, dẫn đến việc bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Khi điều này xảy ra, thường là khi bệnh đã tiến triển đến mức nặng. Do đó, việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

u-nang-day-thanh  3.jpg
Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các triệu chứng bệnh

Nguyên nhân u nang dây thanh

Nguyên nhân dẫn đến u nang dây thanh

U nang dây thanh có thể do nguyên nhân lạm dụng giọng nói quá nhiều hoặc do lớp biểu mô bị mắc kẹt trong các nếp gấp. Đồng thời, các u nang có thể tự phát do không vệ sinh giọng nói đúng cách. Khi u nang tích tụ ngày càng nhiều, kích thước của chúng tăng lên và có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến vùng rung của dây thanh âm, dẫn đến sự thay đổi trong giọng nói.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Streptococcus pseudopneumoniae, Pseudomonas có thể gây ra các tổn thương trên nếp gấp dây thanh như u nang, nốt sần, polyp, phù nề. Tuy nhiên, việc phát hiện các chủng vi khuẩn này thông qua xét nghiệm mẫu nước bọt, dịch phết cổ họng hoặc các bệnh phẩm thông thường trên đường hô hấp không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Ngoài ra, các chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại do việc nói hoặc hát quá nhiều cũng có thể dẫn đến sự phát triển của các khối polyp tại chỗ và u nang dây thanh.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)