Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là gì? Những điều cần biết về viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Ngày 23/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là một dạng viêm màng não hiếm gặp. Viêm màng não là tình trạng viêm của lớp màng ở não và tủy sống. Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan thường được gây ra bởi một số loại ký sinh trùng ở động vật do lây nhiễm. Do đó, bệnh ít phổ biến hơn nhiều so với viêm màng não do virus hoặc vi khuẩn. Mặc dù hiếm gặp nhưng một số người có thể có nguy cơ mắc bệnh do nơi họ sinh sống, đi du lịch hoặc làm việc ở vùng dịch tễ.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là gì?

Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan được định nghĩa là sự hiện diện của hơn 10 bạch cầu ái toan/mm3 dịch não tủy và/hoặc tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng trên 10% trong tổng số bạch cầu trong dịch não tuỷ.

Một số tác nhân truyền nhiễm gây ra bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là các ký sinh trùng có lịch sử lưu hành ở Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng hiện đã phân bố toàn cầu do vận chuyển thương mại và du lịch.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Các triệu chứng của viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan thường khởi phát trong vòng 24 giờ đến vài ngày sau khi ăn phải ký sinh trùng. Đôi khi có thể mất đến vài tuần các triệu chứng mới xuất hiện.

Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp nhất của viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là:

  • Đau đầu đột ngột dữ dội;
  • Cứng cổ và không thể gập cổ về phía trước;
  • Dị cảm (cảm giác như kim châm trên da);
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng);
  • Sốt;
  • Phát ban ngứa.
Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là gì? Những điều cần biết về viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan 4.png
Người bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan có thể có triệu chứng sợ ánh sáng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn sinh sống hoặc đã du lịch đến những nơi có dịch tễ mắc bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan và có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa Nhiễm hoặc Thần kinh để được thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, những nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là:

  • Angiostrongylus cantonensis (giun lươn, hay giun phổi chuột);
  • Baylisascaris procyonis (giun tròn gấu trúc);
  • Gnathostoma spinigerum.

Những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể bạn khi bạn uống nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với phân ngườihoặc phân của động vật bị nhiễm bệnh. Cuối cùng nó có thể di chuyển đến não hoặc tủy sống của bạn, nơi nó gây ra bệnhviêm màng não do tăng bạch cầu ái toan.

Các nguyên nhân khác gây ra viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan, bao gồm:

  • Nấm Cocciodioides, phổ biến ở Tây Nam Hoa Kỳ;
  • Bệnh lao;
  • Bệnh giang mai thần kinh;
  • Sốt màng não miền núi (Rocky Mountain spotted fever).

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan?

Mặc dù viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan rất hiếm nhưng một số người có thể mắc phải do họ sinhsống, đi du lịch hoặc công việc ở vùng có dịch tễ.

Nhiễm Angiostrongylus cantonensis là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan. Loại giun này thường gặp ở:

  • Đông Nam Á;
  • Quần đảo Thái Bình Dương, bao gồm Hawaii;
  • Châu Úc.

Các bác sĩ cũng đã quan sát thấy tình trạng nhiễm Angiostrongylus cantonensis ở chuột ở Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ) và các đảo ở Ấn Độ Dương.

Angiostrongylus cantonensis có thể lây nhiễm cho người nếu ăn sống:

  • Con Ốc;
  • Ốc sên;
  • Ếch;
  • Tôm nước ngọt;
  • Cua;
  • Cá.

Ngoài ra, nó có thể tồn tại trong rau, nước và trái cây bị ô nhiễm.

Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ có thể bị nhiễm trùng sau khi chơi với ốc sên hoặc các động vật khác và sau đó chạm tay vào miệng.

Giun tròn gấu trúc, Baylisascaris procyonis, lây nhiễm cho gấu trúc ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở:

  • Trung Tây;
  • Đông Bắc;
  • Trung Đại Tây Dương;
  • Bờ biển phía Tây.

Những người sống ở những khu vực này làm việc hoặc chơi với gấu trúc có nguy cơ mắc viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan. Cũng như bệnh Angiostrongylus cantonensis, trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm Baylisascaris procyonis hơn do chúng thường xuyên chạm tay vào miệng.

Nhiễm Gnathostoma spinigerum thường gặp nhất ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Thái Lan và Nhật Bản. Hầu hết các trường hợp đều đến từ việc ăn cá nước ngọt chưa được nấu chín kỹ.

Những người thường xuyên làm việc trên bùn đất ở miền Tây Nam Hoa Kỳ hoặc miền Bắc Mexico có nguy cơ tiếp xúc với loại nấm cũng có thể gây ra viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan bao gồm:

  • Tiếp xúc với động vật nhiễm ký sinh trùng;
  • Ăn thực phẩm sống hoặc chế biến thực phẩm không an toàn;
  • Sống ở vùng dịch tễ;
  • Suy giảm miễn dịch (bẩm sinh hoặc mắc phải).

Lưu ý rằng yếu tố nguy cơ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh và vùng địa lý cụ thể.

Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là gì? Những điều cần biết về viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan 5.png
Ăn thực phẩm sống là yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan dựa trên các triệu chứng và xét nghiệm.

Họ sẽ hỏi bạn về tiền căn sức khoẻ và tiến hành thăm khám. Hãy nói với bác sĩ về:

  • Những địa phương bạn đã du lịch (hoặc đi đến) gần đây;
  • Nếu bạn làm việc trong vườn hoặc môi trường đất cát;
  • Nếu gần đây bạn ăn cá sống, rau sống,…

Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu:

  • Sốt;
  • Vấn đề về da;
  • Tăng nhịp tim;
  • Cứng cổ;
  • Suy giảm ý thức.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan dựa trên các triệu chứng và khả năng bạn bị nhiễm ký sinh trùng, họ sẽ đề nghị một số cận lâm sàng để xác định.

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu hoặc dịch não tủy. Ngoài ra, họ có thể sẽ chụp CT scan hoặc MRI.

Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là gì? Những điều cần biết về viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan 6.png
Chọc dò dịch não tuỷ giúp chẩn đoán viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Điều trị viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Điều trị viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan chủ yếu là chống viêm và điều trị triệu chứng.

  • Điều trị triệu chứng: Điều trị các thuốc giảm đau, chống nôn, hạ sốt, an thần,… tương tự như các viêm màng não và bệnh nhiễm trùng khác. Chọc dò và dẫn lưu dịch não tuỷ để giảm áp lực nội sọ có tác dụng cải thiện tình trạng lâm sàng.
  • Điều trị các thuốc steroid: Được chỉ định cho các trường hợp viêm màng não nặng. Các thuốc steroid có tác dụng làm giảm đau đầu, cải thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng khác (sốt, buồn nôn, nôn). Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, giảm dần trong vòng 2 tuần. Người bệnh có triệu chứng tái phát sau khi ngừng steroid có thể cần điều trị nhắc lại bằng một đợt mới. Người bệnh nhiễm trùng sán dải lợn có chỉ định dùng steroid để ngăn ngừa phản ứng viêm do ấu trùng bị chết hàng loạt khi điều trị các thuốc chống ấu trùng như praziquantel hoặc albendazol.

Các thuốc chống giun sán có thể sử dụng trong điều trị viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan bao gồm albendazol, thiabendazol, mebendazol, levamizol, diethylcarbamazin và một số thuốc khác. Tuy nhiên, các thuốc này ít có tác dụng với các ấu trùng đã xâm nhập vào tổ chức não.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho người bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan có thể bao gồm các gợi ý sau:

Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh tiếp xúc với phân động vật: Tránh tiếp xúc với phân của động vật nhiễm ký sinh trùng, nhưng cũng cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh chung như rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với động vật hoặc môi trường nơi có khả năng có ký sinh trùng.
  • Tuân thủ điều trị: Điều trị y tế chuyên sâu và hướng dẫn từ bác sĩ là cần thiết để điều trị viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan. Tuân thủ toàn bộ quá trình điều trị và lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn uống: Hãy tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, bao gồm nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ và nguồn protein chất lượng như thịt gia cầm, cá, đậu và hạt. Chúng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Tránh tiếp xúc với ký sinh trùng: Làm sạch và vệ sinh thực phẩm một cách cẩn thận để ngăn chặn sự tiếp xúc với ký sinh trùng. Đảm bảo thực phẩm được nấu chín hoàn toàn và tránh tiêu thụ thực phẩm sống hoặc chế biến không đảm bảo vệ sinh.
  • Uống nước sạch: Hãy đảm bảo uống nước sạch và không uống nước không đảm bảo vệ sinh hoặc từ các nguồn nước có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số gợi ý chung, quá trình điều trị và chế độ dinh dưỡng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên cá nhân hóa và phù hợp với trường hợp của bạn.

Phòng ngừa viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng gây ra viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan:

  • Không ăn ốc, ốc sên, ếch hoặc tôm sống hoặc nấu chưa chín kỹ.
  • Nếu bạn xử lý ốc, ốc sên, ếch hoặc tôm sống, hãy đeo găng tay và rửa tay sạch sau đó.
  • Luôn rửa kỹ thực phẩm tươi.
  • Tránh ăn rau, cá và thịt chưa nấu chín kỹ khi đi du lịch ở những khu vực thường có ký sinh trùng.
  • Tránh tiếp xúc với gấu trúc.
  • Luôn rửa tay sau khi ra ngoài trời.
  • Không khuyến khích con bạn chạm tay vào miệng.
Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là gì? Những điều cần biết về viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan 7.png
Rửa tay sau khi ra ngoài trời giúp phòng ngừa viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Các câu hỏi thường gặp về viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan

Các biến chứng có thể xảy ra của viêm màng não tăng bạch cầu ái toan là gì?

Viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan có thể gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng, như:

  • Mất phối hợp vận động và kiểm soát cơ;
  • Mệt mỏi;
  • Yếu liệt;
  • Khuyết tật vĩnh viễn;
  • Hôn mê;
  • Tử vong.

Do các biến chứng đe dọa tính mạng, điều cần thiết là người bệnh phải được điều trị ngay lập tức nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan.

Tiên lượng của những người bị viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là gì?

Vì viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan là do ký sinh trùng gây ra và rất hiếm nên các nhà nghiên cứu không có đủ dữ liệu để ước tính tiên lượng chung cho những người mắc bệnh.

Các trường hợp viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan nhẹ thường gặp hơn. Bệnh thường tự kiểm soát trong vòng một vài tuần.

Trong một số trường hợp, viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan có thể có những biến chứng nghiêm trọng. Theo một số nghiên cứu, hơn 90% những người bị hôn mê do nhiễm giun phổi chuột cuối cùng đi đến tử vong.

Nói chung, các triệu chứng thần kinh (liên quan đến não) của viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan thường liên quan đến tiên lượng kém.

Vật nuôi trong nhà có thể truyền bệnh viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan không?

Việc bạn có thể nhiễm viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan từ thú cưng của mình hay không tùy thuộc vào loại thú cưng mà bạn nuôi.

Mặc dù mèo và chó đôi khi có thể mắc bệnh viêm màng não từ Gnathostoma spinigerum nhưng chúng không truyền bệnh sang người. Điều này là do vòng đời phức tạp của loài ký sinh trùng này. Con người có thể nhiễm bệnh từ cá chưa nấu chín bị nhiễm ký sinh trùng.

Tuy nhiên, nếu bạn nuôi những động vật khác làm thú cưng thì có thể có nguy cơ mắc viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan. Động vật có thể lây nhiễm sang người bao gồm:

  • Gấu mèo;
  • Ốc và ốc sên;
  • Ếch;
  • Rắn.
Nguồn tham khảo
  1. Graeff-Teixeira C, da Silva AC. Update on eosinophilic meningoencephalitis and its clinical relevance. Clin Microbiol Rev. 2009 Apr;22(2):322-48, Table of Contents. doi: 10.1128/CMR.00044-08. PMID: 19366917; PMCID: PMC2668237.
  2. Eosinophilic meningitis: https://www.uptodate.com/contents/eosinophilic-meningitis
  3. What Is Eosinophilic Meningitis?: https://www.healthline.com/health/meningitis/eosinophilic-meningitis
  4. Parasitic Meningitis: https://www.cdc.gov/meningitis/parasitic.html
  5. Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: http://tonghoiyhoc.vn/viem-mang-nao-tang-bach-cau-ai-toan.htm

Các bệnh liên quan

  1. Rối loạn tiền đình

  2. Rối loạn phát triển lan tỏa

  3. Ngủ ngáy

  4. Liệt nửa người

  5. Hội chứng rối loạn cảm giác

  6. Não úng thủy

  7. Rỗ não

  8. Bệnh virus Nipah

  9. Hội chứng Sturge-Weber

  10. Nhức đầu chóng mặt