Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Vỡ túi phình mạch máu não: Triệu chứng, nguy cơ và phương pháp chẩn đoán

Ngày 18/08/2023
Kích thước chữ

Phình mạch não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, có những yếu tố nào gây nguy cơ vỡ túi phình mạch máu não? Bệnh này có nguy hiểm không?

Hiện nay, số lượng mắc phải căn bệnh phình mạch não ngày một gia tăng. Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến căn bệnh sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe đáng quý của bản thân và người nhà.

Phình mạch máu não là gì?

Phình mạch máu não hay còn gọi là phình động mạch não, phình động mạch nội sọ, phình mạch não. Đây là một hiện tượng phát sinh tại các túi phình bên trong động mạch máu não. Các túi thường xuất hiện tại những vị trí có mạch yếu, ví dụ như đoạn rẽ nhánh và dần dần tiếp tục mở rộng theo thời gian.

Túi phình ngày một to hơn, các thành mạch cũng dần mỏng đi. Đó là thời điểm tình trạng vỡ túi phình mạch máu não xuất hiện. Lúc này, máu rò rỉ và chảy vào các khu vực xung quanh não. Trạng thái này còn được gọi là xuất huyết dưới nhện SAH và có tính đặc biệt nguy hiểm.

Mức độ nguy hiểm của bệnh phình mạch máu não

Bệnh phình mạch não có tỉ lệ tử vong cực kỳ đáng lo ngại. Số liệu thống kê thực tế cho thấy có đến 10% ca bị xuất huyết vì phình mạch não tử vong trước khi được đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Căn bệnh cũng có khả năng gây nguy cơ co thắt động mạch não và cuối cùng là khiến bệnh nhân đột quỵ. Ngoài ra, còn có một số biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Hạ natri máu;
  • Gây hiện tượng tràn dịch não, theo đó là chứng suy giảm lưu thông dịch não tủy.
Vỡ túi phình mạch máu não: Triệu chứng, nguy cơ và phương pháp chẩn đoán 1
Vỡ túi phình mạch máu não có tỉ lệ tử vong rất cao

Những triệu chứng điển hình của phình mạch não

Bệnh phình mạch não không có quá nhiều dấu hiệu rõ ràng khi các túi phình chưa rò rỉ hoặc bị vỡ. Người bị phình động mạch não thường gặp một số triệu chứng như sau:

  • Co giật.
  • Có biểu hiện nhức đầu, đau đầu hay phía trên mắt. Những cơn đau có mức độ nặng nhẹ khác nhau, dựa vào tình trạng của túi phình mạch máu não.
  • Thị giác bị rối loạn khiến tầm nhìn mờ hay xuất hiện hiện tượng nhìn đôi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng vỡ túi phình mạch máu não

Các triệu chứng lâm sàng kể trên có nhiều điểm chung với các bệnh lý thần kinh khác. Vì vậy, để có kết quả chính xác hơn, bệnh nhân nên chú ý đến một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý này như sau:

  • Người đang hoặc có tiền sử xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch.
  • Tuổi tác tác động một phần không nhỏ đến nguy cơ bị vỡ túi phình mạch máu não.
  • Đối tượng phụ nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh lý này cao hơn so với nam giới. Điều này được lý giải bởi hiện tượng suy giảm nồng độ estrogen ở thời kỳ mãn kinh.
  • Yếu tố di truyền cũng là một trong những vấn đề cần lưu ý. Nếu người nhà của bạn đã từng được chẩn đoán phình động mạch não thì tốt nhất bạn nên chú ý nhiều hơn về sức khỏe của bản thân.
  • Người gặp chấn thương ở vùng đầu.
  • Bị dị tật tại khu vực động mạch não.
  • Bẩm sinh đã có động mạch chủ hẹp.
Vỡ túi phình mạch máu não: Triệu chứng, nguy cơ và phương pháp chẩn đoán 2
Chấn thương vùng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh phình mạch máu não

Phương pháp dùng trong chẩn đoán chứng phình động mạch não

Một khi hiện tượng vỡ túi phình mạch máu não vẫn chưa xuất hiện, việc chẩn đoán căn bệnh sẽ trở nên khó khăn nếu như chỉ thông qua những dấu hiệu lâm sàng. Do đó, các bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra bao gồm:

Chụp mạch não

Kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng tìm kiếm được những vấn đề ở mạch máu cũng như lưu lượng máu. Chụp X-quang mạch máu, nhuộm thuốc tương phản bởi ống thông có thể được đề xuất.

Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính như quét CT/CAT là sử dụng tia X kết hợp cùng máy vi tính để tạo nên các hình ảnh chi tiết hơn của cơ thể.

Chụp CT có thể giúp các bác sĩ quan sát chi tiết phần cơ, nội tạng, xương, mỡ để kiểm tra những bất thường và xác định được vị trí chính xác nơi vỡ túi phình mạch máu não.

Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI bằng cách dùng máy tính và tần số vô tuyến để tạo thành hình ảnh chi tiết của các cấu trúc trong cơ thể. Từ đó phát hiện được những thay đổi tiểu tiết trong mô não.

Khi nào cần đến gặp các bác sĩ?

Như đã nói, bệnh phình mạch máu não sẽ không phát rõ triệu chứng nếu một khi chưa vỡ túi phình mạch máu não. Do đó, ngay khi phát hiện một số dấu hiệu sau đây, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời:

  • Đột ngột xuất hiện cơn đau dai dẳng, mãnh liệt và cực kỳ tồi tệ;
  • Có hiện tượng cứng cổ;
  • Bị ói mửa hoặc có cảm giác buồn nôn;
  • Cảm thấy rất buồn ngủ, mất ý thức hay hôn mê;
  • Có sự nhạy cảm cực kỳ đặc biệt với ánh sáng;
  • Cơ thể mất khả năng giữ thăng bằng;
  • Lưng và chân có hiện tượng đau nhức.
Vỡ túi phình mạch máu não: Triệu chứng, nguy cơ và phương pháp chẩn đoán 3
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu như bị đau đầu dai dẳng và liên tục nôn mửa

Vỡ túi phình mạch máu não là căn bệnh để lại những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng về sau. Bệnh lý có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe tổng quát một cách thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được những nguy cơ tiềm tàng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin