Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc phải như nghẹt mũi, đau đầu, hắt hơi,... Vậy viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào từ người lớn đến trẻ nhỏ. Khi thời tiết thay đổi thất thường là thời điểm thuận lợi để bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện. Vì thế mà cách trị viêm mũi dị ứng dân gian là chủ đề được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để chọn ra phương pháp phù hợp với bản thân nhé!
Viêm mũi dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng viêm và kích ứng của niêm mạc mũi khi bị tác động từ các tác nhân dị ứng của môi trường như lông động vật, khói bụi, hóa chất, phấn hoa,... Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 dạng:
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:
Khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc, bạn cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Khi gặp bất kì vấn đề nào, hãy liên lạc với bác sĩ để được giải đáp, không được tự ý tăng liều hay giảm liều bạn nhé.
Viêm mũi dị ứng mang đến những cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Vì thế mà “cách trị viêm mũi dị ứng dân gian” là từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Dưới đây là các cách dân gian trị viêm mũi dị ứng an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Bên cạnh việc đóng vai trò là loại rau giúp món ăn thêm thơm ngon, tía tô còn có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, đồng thời cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và ngứa mũi trong viêm mũi dị ứng hiệu quả nhờ hàm lượng cao acid rosmarinic.
Bên cạnh đó, theo thông tin của một nghiên cứu năm 2017, thành phần luteoin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng, từ đó cải thiện hiệu quả những tổn thương viêm mũi dị ứng ở khoang mũi và phổi.
Theo một nghiên cứu của Ayers cùng cộng sự, cây tầm ma có chứa nicotinamide, adenine, synephrine, osthole có tác dụng chống dị ứng và chống viêm. Từ lâu, trong Y học Cổ truyền của Trung Quốc đã sử dụng hoạt chất synephrine như thuốc thông mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa.
Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khi phối hợp cây tầm ma cùng các phương pháp trị viêm mũi dị ứng khác sẽ giảm đáng kể các triệu chứng lâm sàng của bệnh trong vòng 1 tháng.
Vì thế, bạn có thể sử dụng lá cây tầm ma như một cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà, dùng như rau trộn salad sau khi đã nấu chín hoặc có thể dùng để nấu canh, hầm hoặc nấu món súp. Bên cạnh đó, lá tầm ma cũng có thể phơi khô và uống như trà để giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Chiết xuất từ gừng có tác dụng tương đương như loại thuốc loratadin (thuốc chống dị ứng) theo một nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng. Bên cạnh đó, chiết xuất từ gừng còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và ít xảy ra tác dụng không mong muốn hơn.
Ngoài ra, hợp chất 6-gingerol trong gừng còn làm giảm tính nhạy cảm của mũi và mức độ nghiêm trọng của tình trạng hắt hơi, giúp phòng bệnh viêm mũi dị ứng.
Một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp giảm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhờ cải thiện luồng khí qua mũi. Đồng thời điều chỉnh các phản ứng miễn dịch trong viêm mũi dị ứng. Nghệ có thể được dùng để pha trà hoặc dùng như một gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
Xông hơi được xem là một trong các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian được nhiều người lựa chọn. Đây là phương pháp làm dịu tình trạng nghẹt mũi và cải thiện đường thở với hơi nóng của nước ở 42 - 44 độ.
Xông hơi sẽ hỗ trợ làm giảm sự cô đặc của đờm, đồng thời giúp chúng dễ được tống ra ngoài. Từ đó cải thiện triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi của bệnh viêm mũi dị ứng.
Bạn có thể thực hiện phương pháp xông hơi theo các bước sau:
Triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh viêm mũi dị ứng là nghẹt mũi. Người bệnh có thể cải thiện nghẹt mũi bằng cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi để loại bỏ các chất nhầy trong mũi.
Theo một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng nước muối ưu trương có nồng độ 1,8% trong 4 tuần ở những bệnh nhân viêm nhiễm dị ứng sẽ có hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng nước muối đẳng trương với nồng độ 0,9%. Bạn có thể rửa mũi tại nhà bằng nước muối theo cách sau:
Một số nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn và hiệu quả của men vi sinh trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh lý viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, có nghiên cứu khác cho thấy việc sử dụng men vi sinh Lactobacillus acidophilus giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Tiêu thụ 20g mật ong hàng ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi trong viêm mũi dị ứng. Vì thế, mật ong cũng là một “ứng cử viên sáng giá” trong các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian.
Quercetin là một flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Từ đó giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất này có tác dụng như một chất kháng histamin tự nhiên, giúp giảm triệu chứng của bệnh.
Bổ sung vitamin C sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ngứa mũi, viêm mũi trong bệnh viêm mũi dị ứng. Các bạn có thể bổ sung vitamin C từ: Bông cải xanh, cam, chanh, ớt chuông,... hoặc viên uống bổ sung dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Viêm mũi dị ứng không quá khó trị. Ngoài việc dùng thuốc, phương pháp dân gian cũng được nhiều người quan tâm. Qua các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian vừa kể ở trên, hi vọng bạn tìm được phương pháp phù hợp với bản thân để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Xem ngay: Thuốc bột uống Mitux 200mg làm loãng chất nhầy đường hô hấp