Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

5 sự thật về đại dịch cúm khủng khiếp trên thế giới

Ngày 31/10/2024
Kích thước chữ

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 5 sự thật về đại dịch cúm khủng khiếp trên thế giới và những bài học “đắt giá” trong quá khứ giúp con người phòng tránh bệnh tốt hơn. Mời bạn đọc tham khảo ngay nhé!

Hơn 100 năm trước, cả thế giới đã phải trải qua đại dịch cúm tàn khốc gieo rắc cái chết cho hàng trăm triệu người và để lại nhiều di chứng nặng nề. Đến nay, cúm mùa vẫn là nỗi khiếp sợ với của nhiều người với khả năng biến đổi tính kháng nguyên liên tục đe dọa tấn công con người. Nếu không có biện pháp phòng tránh tốt thì đại dịch cúm vẫn có thể quay lại bất cứ lúc nào. Cùng điểm qua 5 sự thật về đại dịch cúm khủng khiếp trên thế giới trong bài viết dưới đây nhé!

Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã khiến 50 - 100 triệu người tử vong trên hành tinh

Chỉ trong vòng một năm (từ 1918 đến 1919), đại dịch cúm Tây Ban Nha đã khiến khoảng 50 đến 100 triệu người trên khắp thế giới thiệt mạng, chiếm từ 2,5 - 5% dân số toàn cầu lúc bấy giờ. Tên gọi “cúm Tây Ban Nha” xuất phát từ việc quốc gia này là nơi đầu tiên công khai thông tin về đại dịch, do không tham gia Thế Chiến I. Số người tử vong từ đại dịch này chỉ đứng sau đại dịch hạch trong lịch sử nhân loại.

Các chuyên gia cho biết, đại dịch cúm năm 1918 chưa bao giờ chấm dứt hoàn toàn. Các biến thể của virus cúm Tây Ban Nha đã kết hợp với các virus cúm mùa khác, gây ra nhiều trận dịch lớn vào các năm 1957, 1968 và 2009. Đây đều là những hậu duệ của virus cúm năm 1918, làm hàng triệu người tiếp tục thiệt mạng.

5-su-that-ve-dai-dich-cum-khung-khiep-tren-the-gioi-3.jpg
Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã gây tử vong khoảng 50 - 100 triệu người trên hành tinh

Loại virus này đã khiến cơ thể của nhiều người khỏe mạnh bị tàn phá và mất mạng trong vài ngày đầu sau khi xuất hiện triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho và mệt mỏi. Với tốc độ lây lan nhanh chóng, các bệnh viện trở nên quá tải và nhiều cơ sở dã chiến được xây dựng để hỗ trợ công tác điều trị. Hậu quả kinh hoàng của dịch bệnh đến nay vẫn để lại nhiều dấu ấn đau thương.

Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm, nguy cơ bùng phát dịch cúm vẫn luôn hiện hữu. Vì vậy, cần phải có sự sự chủ động và kiểm soát tốt để tránh nguy cơ tái phát.

Siêu virus cúm và mối đe dọa của nó

Một trong 5 sự thật về đại dịch cúm khủng khiếp trên thế giới là siêu virus cúm năm 1918 thuộc chủng A/H1N1, có độc lực đặc biệt cao và khả năng lây lan nhanh chóng, đã khiến hơn 25 triệu người thiệt mạng chỉ trong 6 tháng đầu. Các nghiên cứu cho thấy, mặc dù virus năm 1918 không quá khác biệt với các loại virus cúm sau này, nhưng tính chất môi trường trong chiến tranh, điều kiện vệ sinh kém và mật độ dân cư cao đã làm gia tăng mức độ tử vong.

Thêm vào đó, nhiều bệnh nhân khi nhiễm cúm đã mang sẵn bệnh lý nền, gây khó khăn trong điều trị và gia tăng tỷ lệ tử vong.

Hiện nay, những chủng cúm phổ biến và nguy hiểm như hai A/H3N2, A/H1N1, B/Yamagata và B/Victoria vẫn tạo nên gánh nặng lớn trong ngành y tế. Tại Việt Nam, các loại vắc xin phòng cúm đa dạng đã được cung cấp để bảo vệ sức khỏe từ trẻ nhỏ đến người lớn, đặc biệt là vắc xin Tứ giá thế hệ mới.

Điều trị cúm nặng đòi hỏi nhiều nguồn lực và chi phí

Trong bối cảnh chiến tranh, đại dịch cúm năm 1918 không có biện pháp điều trị đặc hiệu, khiến số lượng nhân viên y tế bị thiếu hụt và các bệnh viện quá tải. Các cơ sở như nhà riêng, trường học và nhà cộng đồng đều được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến.

5-su-that-ve-dai-dich-cum-khung-khiep-tren-the-gioi-4.jpg
Điều trị cúm nặng đòi hỏi nhiều nguồn lực và chi phí

Do chưa có thuốc kháng sinh và vắc xin, người bệnh chỉ được điều trị tạm thời bằng quinine, dầu thầu dầu hoặc các loại thuốc dân gian. Các phương pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, xông mũi họng bằng nước tẩy javel cũng được khuyến khích rộng rãi. Nhiều người dân xếp hàng dài trước cửa hàng thuốc với hy vọng tìm được phương pháp chữa trị.

Ngày nay, cúm mùa vẫn là một mối đe dọa hàng đầu khi nhiều người xem nhẹ bệnh, tự ý dùng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Theo chuyên gia, tiêm vắc xin là biện pháp phòng cúm hiệu quả nhất, giúp giảm nguy cơ nhiễm cúm và các biến chứng, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ mang thai.

Những bài học "đắt giá" từ các đại dịch cúm

Một trong 5 sự thật về đại dịch cúm khủng khiếp trên thế giới tiếp theo đó là cúm mùa có xu hướng bùng phát định kỳ mỗi vài thập kỷ và nhiều chuyên gia tin rằng dịch bệnh kế tiếp là điều không thể tránh khỏi. Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, cùng các đợt dịch cúm vào năm 1957, 1968 và 2009 đều là những bài học quý báu, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh cúm và nâng cao nhận thức sức khỏe.

Các chuyên gia dịch tễ đã bày tỏ lo ngại rằng, thời gian gián đoạn trong năm trước có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch của thế giới đối với cúm mùa, khiến nguy cơ bùng phát dịch nghiêm trọng hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 650.000 người tử vong vì các bệnh về đường hô hấp do cúm mùa gây ra.

5 sự thật về đại dịch cúm khủng khiếp trên thế giới 4
Cúm mùa có xu hướng bùng phát định kỳ sau mỗi vài thập kỷ

Ông Pasi Penttinen, chuyên gia về virus SARS-CoV-2 và cúm tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu cho biết rằng, cúm mùa thường ít xảy ra trễ hơn so với chu kỳ thông thường. Tuy nhiên, trong hai năm qua, các biện pháp y tế công cộng nhằm kiểm soát dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen của mọi người, dẫn đến dịch cúm có thể bùng phát muộn hơn. Ông cũng đưa ra ví dụ về đợt bùng phát cúm H1N1 vào mùa hè năm 2009, một thời điểm khác thường so với mùa cúm truyền thống.

Việc chủ động tiêm phòng vắc xin cúm cho các nhóm nguy cơ cao như người lớn tuổi, trẻ em, người mắc bệnh nền và phụ nữ mang thai là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa sự lây lan của cúm và các biến chứng khó lường.

Tiêm chủng - biện pháp ngăn chặn đại dịch cúm hiệu quả

Hằng năm, cúm mùa gây tử vong cho khoảng 290.000 - 650.000 người trên toàn thế giới, với tỷ lệ người trưởng thành nhiễm cúm là 5 - 20%. Tại Việt Nam, hơn 800.000 người nhiễm cúm mỗi năm. Sự ra đời của các loại vắc xin phòng cúm giúp chúng ta chủ động phòng ngừa với hiệu lực bảo vệ cao đến 97%, đặc biệt ở trẻ em và người có bệnh lý nền.

Vắc xin cúm không chỉ giúp phòng bệnh mà còn có tác dụng giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn và các bệnh lý phổi mạn tính.

5-su-that-ve-dai-dich-cum-khung-khiep-tren-the-gioi-2.jpg
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất giúp ngăn chặn đại dịch cúm

Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang có nhiều loại vắc xin ngừa cúm cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn hàng đầu như:

Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi - 9 tuổi: Mũi 1 tiêm lần đầu và mũi 2 cách nhau ít nhất 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
  • Trẻ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan)

  • Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1 tiêm lần đầu và mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần. Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
  • Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 1 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.

Vắc xin Ivacflu S (Việt Nam)

Người lớn từ 18 tuổi đến dưới 61 tuổi: Tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

Trên đây là 5 sự thật về đại dịch cúm khủng khiếp trên thế giới. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và rút ra bài học kinh nghiệm để chủ động phòng tránh tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:CúmDịch cúm