Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Cúm H1N1

Bệnh Cúm A/H1N1: Những triệu chứng cần biết và các biện pháp phòng ngừa

Bác sĩVõ Thanh Nhã Văn

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đã có nền tảng vững chắc về an toàn y tế và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc hoàn thành khóa huấn luyện an toàn Sơ cấp cứu tại SAFI, bác sĩ còn nhận được bằng khen của Bộ Y tế năm 2021 cho những đóng góp xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Xem thêm thông tin

Bệnh Cúm H1N1 và cảm lạnh đều là bệnh đường hô hấp nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. Cúm H1N1 chủ yếu do chủng vi rút cúm H1N1 gây ra. Đây là một loại vi rút cúm A có thể gây ra bệnh cúm mùa. Bệnh cúm H1N1 lây truyền từ người sang người với triệu chứng tương tự như triệu chứng của bệnh cảm lạnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cúm h1n1

Bệnh cúm A/H1N1 lây truyền từ người sang người, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp nặng, tiến triển nhanh, dễ dẫn tới tử vong. Virus cúm A được chia thành các phân nhóm chủ yếu dựa trên hai loại kháng nguyên bề mặt (protein ngoại lai) là hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Do đó, virus H1N1 đại diện cho một nhóm của cúm A. Loại này được phân biệt thành các chủng dựa trên các biến thể nhỏ trong chuỗi RNA.

Năm 2009, một dạng mới của virus cúm xuất hiện tại Mexico. Trong vòng vài tháng, dịch cúm đã lây nhiễm cho hàng trăm triệu người, với số ca tử vong toàn cầu hằng trăm nghìn người. Ngày 11-6-2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đại dịch cúm toàn cầu. Đây cũng là một trong 11 đại dịch làm thay đổi toàn thế giới. Theo số liệu giám sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm ở Việt Nam trung bình có khoảng 800,000 người mắc cúm, số ca mắc thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa.

Các vi-rút cúm lan truyền chủ yếu từ người này sang người khác thông qua ho hoặc giọt bắn hắt hơi từ những người bị cúm. Cũng có trường hợp do chạm vào một bề mặt cứng có vi-rút cúm rồi sau đó chạm lại vào mắt, miệng hoặc mũi của họ.

Virus cúm A/H1N1 tồn tại lâu ngoài môi trường, thông thường từ 24 - 48 giờ tại các bề mặt hay tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mặt tủ...

Triệu chứng cúm h1n1

Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm H1N1

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm do vi-rút H1N1 gây ra tương tự như các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm thông thường bao gồm:

  • Sốt cao hơn 38°C;
  • Ớn lạnh;
  • Ho;
  • Viêm họng;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Chảy nước, mắt đỏ;
  • Nhức mỏi cơ thể;
  • Đau đầu, mệt mỏi;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn và ói mửa.

Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng. Bệnh do virus SARS-CoV-2 (Covid-19), cúm A và cảm lạnh đều có biểu hiện chung của sốt và các dấu hiệu của viêm đường hô hấp như ho, sổ mũi. Do đó, dựa vào yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh để phân biệt ba bệnh này.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm H1N1

Co giật, viêm tai giữa hay các biến cố tâm thần giống như mê sảng chủ yếu xảy ra ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.

Các biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm viêm phổi, viêm cơ tim, suy đa cơ quan (suy thận, suy hô hấp). Những biến chứng này đe dọa đến tình mạng và có thể gây tử vong, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã có bệnh mạn tính như suy gan mạn tính, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn, COPD.

Phụ nữ mang thai có tỷ lệ bị biến chứng cao hơn những người bình thường.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân cúm h1n1

Virus cúm A/H1N1 được phát hiện đầu tiền trên lợn (trước đây gọi là cúm lợn), sau đó các nghiên cứu cho thấy virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người và tấn công vào chủ yếu vào phổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người mắc cúm có thể gặp các nguyên nhân sau:

Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm cúm H1N1.

Tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân có chứa virus như khăn mặt, ly nước, bàn chải… sau đó đưa tay trên mắt, mũi, miệng. Virus sẽ từ đó mà xâm nhập vào cơ thể.

Tiếp xúc với dịch tiết của người nhiễm cúm khi họ sổ mũi, ho, hắt hơi.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh cúm h1n1

Mắc virus cúm A/H1N1 bao lâu thì khỏi?

Thời gian khỏi bệnh sau khi mắc cúm A/H1N1 thường kéo dài khoảng từ một đến hai tuần tính từ khi xuất hiện triệu chứng, và đa phần người bệnh có thể tự phục hồi hoàn toàn mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe ban đầu, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc, cũng như việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những người có sức khỏe tốt thường phục hồi nhanh hơn, trong khi người có bệnh nền, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai có thể cần nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh. Ngoài ra, biến thể của virus cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phục hồi.

Nên làm gì khi bị nhiễm virus A/H1N1?

Virus cúm A/H1N1 thường lây truyền như thế nào?

Virus cúm A/H1N1 có gây nguy hiểm không?

Virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại bao lâu ngoài môi trường?

Hỏi đáp (0 bình luận)