Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thục Hiền
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều phụ nữ đã phải trải qua cảm giác khó chịu như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đầy hơi, tiêu chảy và thay đổi tâm trạng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ, một chế độ chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để cải thiện các triệu chứng khó chịu này. Vậy ăn gì tốt cho kinh nguyệt?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại thực phẩm và chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng giúp cân bằng hormone và làm dịu tâm trạng, giải đáp cho câu hỏi “Ăn gì tốt cho kinh nguyệt?”. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích để thoải mái trong thời kỳ kinh nguyệt và duy trì sức khỏe tổng thể bạn nhé!
Mệt mỏi là một trong những biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt, một nhóm các triệu chứng mà nhiều phụ nữ trải qua trong khoảng thời gian trước và trong kỳ kinh nguyệt. Hơn 90% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có các dấu hiệu của hội chứng này, bao gồm đau đầu, vấn đề giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, cáu kỉnh, lo lắng, phiền muộn và cảm giác đầy hơi. Đây là những biểu hiện thường gặp khi có sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây ra mệt mỏi do kinh nguyệt, hay hội chứng tiền kinh nguyệt, liên quan đến sự biến đổi nội tiết tố. Buồng trứng của phụ nữ chịu trách nhiệm sản xuất hormone estrogen và progesterone. Estrogen tăng cao trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và giảm trong nửa sau. Ngoài ra, mức serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, cũng thay đổi, ảnh hưởng đến tâm trạng và cơ thể phụ nữ.
Các nguyên nhân khác có thể gây mệt mỏi khi tới kì kinh nguyệt bao gồm lượng sắt giảm do mất máu nhiều trong chu kỳ kinh; thèm ăn và sự biến động đột ngột của đường huyết; cũng như giấc ngủ bị xáo trộn do đau bụng kinh và thay đổi tâm trạng, khiến phụ nữ khó ngủ và cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Như vậy, bạn đã biết được về một số thông tin liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy câu trả lời cho thắc mắc "Ăn gì tốt cho kinh nguyệt" là gì?
Gừng có tính ấm, chứa nhiều vitamin C và Magie, là thực phẩm hữu ích giúp giảm đau và tăng cường co bóp tử cung, hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt. Sử dụng gừng dưới dạng trà hằng ngày, có thể thêm một ít đường hoặc thốt nốt để tăng hiệu quả.
Nghệ tươi giúp điều hòa hormone cơ thể, chống co thắt và viêm nhiễm, giảm đau và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Với tính ấm, nghệ tươi còn cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, mang lại cảm giác thoải mái trong chu kỳ. Nghệ tươi có thể pha nước uống hằng ngày, kết hợp với mật ong hoặc đường thốt nốt.
Đu đủ xanh, chứa nhiều caroten, hỗ trợ kích thích tăng tiết và điều hòa estrogen, giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Đồng thời, tăng cường co bóp cơ tử cung, đu đủ xanh hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt thuận lợi hơn. Có thể sử dụng đu đủ xanh dưới dạng nước ép thường xuyên, nhưng tránh uống khi đang hành kinh để tránh co thắt tử cung quá mức.
Dứa chứa enzyme bromelain giúp bong tróc tế bào tử cung dễ dàng hơn, giảm đau và giúp hành kinh dễ hơn. Ngoài ra, ăn dứa thường xuyên làm tăng cường sản xuất hồng cầu và bạch cầu, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau chu kỳ kinh nguyệt.
Rau mùi tây là một loại thảo dược có tác dụng tăng cường lưu thông máu trong vùng tiểu khung và tử cung, hỗ trợ niêm mạc tử cung nhanh chóng hồi phục sau kinh nguyệt và giúp giảm đau. Sử dụng rau mùi tây như một loại gia vị hoặc chế biến thành trà, uống thường xuyên để đạt hiệu quả tốt.
Đường thốt nốt chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là sắt - một khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Sử dụng đường thốt nốt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, từ đó hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ở những người bị thiếu máu.
Nha đam giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách tự nhiên bằng cách ổn định các hormone tham gia vào chu kỳ này. Để có hiệu quả tốt, nên sử dụng nha đam chiết xuất từ lá, có thể pha chế thành nước ép và kết hợp với mật ong.
Mướp đắng chứa nhiều vitamin như B1, B2, B3, C và khoáng chất như sắt và photpho, là một thực phẩm có lợi cho việc điều hòa kinh nguyệt. Uống 1 đến 2 ly nước ép mướp đắng mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả tốt.
Các loại đậu đều là nguồn protein phong phú, là lựa chọn hoàn hảo cho những người ăn chay. Đồng thời, chúng cũng là nguồn chất sắt đáng kể, giúp bổ sung năng lượng và đối phó với tình trạng giảm sắt thường xuyên xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.
Sữa chua không chỉ là thực phẩm giàu probiotic hỗ trợ hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo, giúp ngăn chặn các vấn đề nhiễm trùng nấm men sau chu kỳ kinh nguyệt, mà còn là nguồn magiê và canxi quan trọng. Sự kết hợp này không chỉ giúp giữ cho cơ bắp khỏe mạnh mà còn tăng cường sức khỏe xương.
Những thực phẩm này không chỉ làm phong phú thêm bữa ăn, mà còn là những nguồn dưỡng chất quan trọng giúp chị em phụ nữ duy trì sức khỏe toàn diện, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ.
Bên cạnh chế độ ăn tốt cho kinh nguyệt, bạn cần hạn chế những loại thực phẩm không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt bao gồm:
Những điều này sẽ giúp giảm đau bụng và các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Hãy kết hợp chúng với việc duy trì tâm trạng thoải mái và chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm sức khỏe của bạn mỗi ngày.
Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi “Ăn gì tốt cho kinh nguyệt”. Việc chọn lựa các loại thực phẩm phù hợp không chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt mà còn là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe toàn diện của chị em. Nhớ rằng, cần kết hợp chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh và thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tối ưu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.