Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao. Rau chân vịt thường xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ luộc, xào và dùng để làm salat trộn. Tuy nhiên có nhiều thông tin trái chiều cho rằng không nên ăn sống loại rau này. Vậy liệu rằng rau chân vịt ăn sống được không?
Rau chân vịt là một loại rau phổ biến trong nhiều bữa ăn thường ngày của người Việt. Không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, loại rau này còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì thế, nó mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe người dùng. Vậy rau chân vịt ăn sống được không?
Rau chân vịt là một tên gọi khác của rau bina, ngoài ra, loại rau này còn được gọi là cải bó xôi. Rau chân vịt là một loại rau có hình dạng giống như chân vịt, phần mặt lá có 3 đường gân và mép lá có hình răng cưa thưa.
Rau chân vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ và các khoáng chất,... giống như các loại rau lá khác. Vì vậy, nó thường được sử dụng để chế biến các món ăn bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
Rau chân vịt được trồng phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á và Tây Nam Á. Ở Việt Nam, nó là một trong những loại rau được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và một số tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hà Nam và Hà Nội. Rau chân vịt có thể được sử dụng trong nhiều món ăn như salad, xào, nấu canh hay trộn vào các món ăn khác để tạo thêm màu sắc và hương vị tươi ngon.
Như đã đề cập trước đó, rau chân vịt là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau này giàu chất sắt, vitamin C và vitamin A, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, rau chân vịt cũng chứa vitamin K và canxi, mang đến công dụng tốt cho xương và răng. Ngoài những thành phần trên, trong rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin C, E và arotenoid, tăng khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn chặn tác động của các tế bào ung thư ác tính trong cơ thể.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của rau chân vịt:
Vậy rau chân vịt có ăn sống được không? Tuy rằng rau chân vịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng nó có chứa một lượng khá lớn oxalate. Đây là loại axit hữu cơ có thể gây ra nguy cơ sỏi thận và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng chất trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt canxi trầm trọng, gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh cơ thể thường xuyên nạp vào hàm lượng oxalat cao trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi gây nên tình trạng thiếu canxi, loãng xương.
Khi được nấu chín tới, hàm lượng oxalate trong rau chân vịt sẽ giảm từ 30 đến 87%. Do đó, nếu bạn thường ăn rau chân vịt, thì nên hạn chế ăn sống, và thay vào đó hãy nấu chín, hấp, hoặc xào chín thực phẩm này.
Vậy rau chân vịt ăn sống được không? Đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng dồi dào, nhưng bạn nên ưu tiên nấu chín hoặc trần qua nước sôi trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể xào rau chân vịt cùng với tỏi, hoặc nấu canh, nấu xôi, làm súp,... để thay đổi khẩu vị.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...