Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau răm là loại thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Ăn rau răm có tốt không là thắc mắc của nhiều người do có thông tin cho rằng rau răm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu lạm dụng quá nhiều. Vậy thực hư điều này như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Rau răm là loại thực phẩm không thể thiếu trong nhiều món ăn tại Việt Nam. Không chỉ có tác dụng khử mùi tanh, rau răm còn làm tăng hương vị, tạo ra cảm giác ngon miệng cho người dùng. Vậy ăn rau răm có tốt không? Ăn rau răm như thế nào cho đúng cách? Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.
Để giải đáp thắc mắc: “Ăn rau răm có tốt không?”, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng, rau răm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Cụ thể:
Đặc trưng của rau răm là tính ấm, vị cay nồng. Vì vậy, thực phẩm này có tác dụng làm ấm bụng, phòng ngừa bệnh viêm dạ dày. Đồng thời, hỗ trợ giải quyết triệt để các vấn đề về tiêu hóa như: Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột do khuẩn E. Coli,...
Do đó, nếu thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, bạn hãy lấy một nắm rau răm, đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó, bạn vắt lấy nước uống còn phần bã dùng để xoa lên bụng.
Tinh dầu rau răm cung cấp một lượng lớn canxi và sắt nên có tác dụng kháng viêm cho hiệu quả tương đương với lá bạc hà. Nhờ đó, loại thực phẩm này sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, cũng như làm dịu quá trình sưng tấy của các vết mụn.
Khi phát hiện cơ thể xuất hiện mụn, bạn đắp bã rau răm lên vết mụn và cố định lại. Sau một đêm, bạn sẽ thấy vết mụn giảm sưng đáng kể đấy!
Ăn rau răm nhiều có tốt không? Rau răm rất giàu hoạt chất Theophylline, có khả năng cải thiện chức năng thận, điều hòa khí huyết. Ăn nhiều rau răm còn giúp thải độc cho cơ thể. Nhờ đó, hạn chế tình trạng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không đều.
Rau răm chứa rất nhiều các hoạt chất có lợi cho cơ thể như: Flavonoid, catechin,... Các chất này sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình ngăn chặn sự sản sinh của các gốc tự do. Bên cạnh đó, hạn chế sự phá hủy các tế bào. Bằng cách này, cơ thể sẽ luôn giữ được trạng thái tươi trẻ, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.
Trong rau răm có chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa, cũng như vitamin C, beta-caroten,... Chúng giúp hỗ trợ phục hồi chức năng của các tế bào não ở người lớn tuổi. Hơn nữa, các dưỡng chất trong rau răm sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn, tập trung hơn và làm tăng hiệu suất học tập, làm việc.
Sử dụng tinh dầu rau răm giúp bổ sung các khoáng chất quan trọng như: Kali, sắt, canxi,... Đồng thời, loại bỏ tế bào chết, đẩy nhanh quá trình lành da và diệt khuẩn rất tốt. Do đó, khi bị nước ăn chân, bạn có thể giã dập rau răm và đắp lên vùng da bị tổn thương để hỗ trợ điều trị. Bạn thực hiện liên tục mỗi ngày 2 lần cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Rau răm có tính hàn, có thể gây ra tình trạng yếu sinh lý ở nam giới nếu lạm dụng quá nhiều. Ăn quá nhiều rau răm cũng gây suy giảm ham muốn ở đàn ông.
Nếu lạm dụng quá nhiều rau răm, có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều, rong kinh, khó tính được ngày rụng trứng, giảm khả năng thụ thai,...
Ăn nhiều rau răm cũng gây giảm ham muốn ở phụ nữ. Đối với thai phụ, rau răm có thể làm tăng khả năng sảy thai khi lạm dụng quá nhiều.
Ăn rau răm có tốt không? Tác dụng của rau răm đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng ăn rau răm không đúng cách có thể kéo theo rất nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, khi sử dụng loại thực phẩm này, bạn cần lưu ý:
Dù là nam hay nữ giới, bạn cũng không nên ăn quá nhiều rau răm. Nguyên nhân là bởi lạm dụng rau răm có thể gây suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới. Trong khi đó, nữ giới ăn quá nhiều rau răm sẽ gây rối loạn kinh nguyệt. bên cạnh đó, phụ nữ tới tháng ăn rau răm có thể gây rong kinh. Còn người gầy yếu, có máu nóng thì sức khỏe sẽ suy giảm nếu tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này. Vì vậy, khi cảm thấy nóng người, khó chịu, bạn nên ngừng ăn rau răm ngay lập tức.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mẹ bầu cần hạn chế rau răm, không ăn quá nhiều, vì đây là nguyên nhân trực tiếp kích thích quá trình co bóp tử cung. Từ đó, gây sảy thai, động thai và mất máu ở mẹ bầu.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Ăn rau răm có tốt không?”. Rau răm có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cũng nên ăn ở mức vừa phải, không được lạm dụng quá mức để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.