Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhai lá trầu không không chỉ là một thói quen văn hóa đặc trưng ở một số vùng miền của người Việt mà nó còn được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy để hiểu rõ hơn ăn trầu có tác dụng gì và một số lưu ý khi sử dụng thì hãy cùng đọc ngay bài viết sau nhé!
Lá trầu là một loại lá đã quá quen thuộc với người dân Việt. Loại lá này xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh đời sống như văn hóa, Đông y,...
Lá trầu thường có hình dáng gần giống như hình trái tim, bề mặt của lá bóng, lá có mùi hơi hắc rất đặc trưng. Cây trầu không được biết đến thuộc họ với cây hồ tiêu (Piperaceae), có tên gọi khoa học là Piper betle L. Ngoài ra, cây cũng có nhiều tên gọi khác như thổ lâu đằng, trầu cay, trầu lương,...
Đây là loài cây ưa thích môi trường ẩm và có ánh sáng, chính vì vậy mà cây thường phát triển tốt vào mùa mưa ẩm từ tháng 5 đến khoảng tháng 8. Lá trầu không được người Việt sử dụng vào rất nhiều mục đích như để ăn, làm bài thuốc chữa bệnh, dùng cúng gia tiên trong các dịp cần thiết hoặc sử dụng trong những sự kiện như cưới hỏi.
Trong Y học cổ truyền, lá trầu cũng được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chúng có tính ấm, vị cay nồng và có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau, làm nhanh lành vết thương,...
Trong 100g lá trầu sẽ bao gồm các thành phần như:
Ngoài ra, trong lá trầu không còn có chứa chavicol, eugenol,... đều là những hợp chất có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lá trầu còn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin nhóm B, axit ascorbic, tinh dầu,...
Ăn trầu có tác dụng gì? Ăn lá trầu không không chỉ là một phong tục tập quán từ xa xưa của dân tộc ta mà đây cũng là một phương thuốc trong Đông y, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nếu sử dụng liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, để đạt được các tác dụng này một cách hiệu quả, an toàn thì chúng ta cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Các tác dụng dưới đây chỉ dành cho bạn đọc tham khảo, chúng ta không nên tự ăn lá trầu để hỗ trợ điều trị bất cứ bệnh lý gì tại nhà mà chưa có chỉ định hay hướng dẫn của chuyên gia nhé.
Một số tác dụng khi dùng lá trầu có thể kể đến như:
Lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất diệt khuẩn. Chính vì vậy nó có công dụng hỗ trợ trị hôi miệng rất hữu hiệu. Không chỉ vậy, với các hoạt chất chống viêm với tính sát khuẩn tốt, khi nhai lá trầu hoặc uống nước lá trầu cũng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng, hạn chế nguy cơ bị sâu răng.
Trong lá trầu còn chứa hoạt chất Flavonoid, chất này có khả năng cầm máu và sát khuẩn cao, nhờ đó mà sử dụng lá trầu còn giúp làm giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng, tình trạng bị nhiệt miệng.
Lá trầu cũng được biết đến như một phương thuốc hỗ trợ giảm đau khá tốt. Nó sẽ hỗ trợ chúng ta giảm đau đầu, giảm đau các vết thương hay vết bầm tím, trầy xước, viêm nhiễm trên da. Chúng ta có thể đun lá trầu không lên để lấy nước uống hoặc cũng có thể giã nát rồi đắp lên vết thương đều được.
Ăn trầu có tác dụng gì? Câu trả lời đó chính là hỗ trợ cơ thể giảm thiểu lượng cholesterol xấu ở trong máu. Trầu không có chứa eugenol có công dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do có hại hình thành nên cholesterol xấu. Nhờ đó mà cũng hỗ trợ giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh lý như mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tim mạch,...
Khi cơ thể căng thẳng, mức oxy hóa cao làm tăng lượng đường huyết. Nếu chúng ta sử dụng lá trầu không, nó sẽ có công dụng hỗ trợ chống lại các oxy hóa này. Nhờ đó mà hỗ trợ duy trì sự ổn định cho lượng đường trong cơ thể. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, lá trầu có nhiều công dụng tốt đối với việc điều trị đái tháo đường tuýp 2.
Trong một số trường hợp, lá trầu cũng được sử dụng như một bài thuốc tự nhiên giúp kích thích các chức năng của hệ thần kinh trung ương. Nhờ chứa hợp chất phenolic thơm nên lá trầu có thể hỗ trợ kích thích giải phóng hormone catecholamine. Loại hormone có công dụng trong việc hỗ trợ làm tăng cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc để hỗ trợ trong việc trị liệu các triệu chứng của người đang bị bệnh trầm cảm.
Lá trầu có đặc tính kháng viêm khá cao, chính vì vậy mà có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như ho do cảm cúm hay viêm họng.
Trong Đông y, lá trầu cũng được sử dụng như một phương thuốc để hỗ trợ điều trị chứng ho có đờm, đau tức ngực, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Lá trầu không tuy mang tới nhiều lợi ích nhưng để đạt được các tác dụng đó, chúng ta cần sử dụng với liều lượng và cách thức hợp lý. Do đó, chúng ta không nên tự ý sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh mà cần tham khảo và hỏi ý kiến, sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Ngoài ra, nếu sử dụng, chúng ta cũng không nên tiêu thụ quá nhiều lá trầu vì có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như: Dị ứng, nướu bị kích thích, cứng hàm, loét miệng, thậm chí là ung thư miệng và thực quản.
Trên đây là những tác dụng và lưu ý khi ăn lá trầu. Mong rằng qua đó đã giúp bạn đọc giải đáp được phần nào thắc mắc “Ăn trầu có tác dụng gì?”. Tuy lá trầu mang đến nhiều lợi cho sức khỏe nhưng đó là khi chúng ta dùng với liều lượng và cách dùng thích hợp. Đồng thời, tình trạng sức khỏe cũng cần phù hợp để sử dụng lá trầu không. Do đó, bạn nên tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.