Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bà bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không? Có ảnh hưởng đến em bé không?

Ngày 07/10/2023
Kích thước chữ

Cafe từ lâu là thức uống quen thuộc và yêu thích của nhiều người, trở thành một thói quen trong ăn uống hằng ngày. Rất nhiều mẹ bầu yêu thích cafe nhưng không dám sử dụng vì sợ lượng caffeine có trong loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của em bé, đặc biệt là cà phê sữa vốn chứa rất nhiều đường. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không?

Vậy bà bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không?, cùng khám phá và tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Tìm hiểu thành phần chứa trong cà phê

Trước khi tìm hiểu về thắc mắc bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không, hãy cùng tìm hiểu về cà phê nhé. Khi nhắc đến cà phê, thì caffeine là thành phần được quan tâm và chú ý nhiều nhất. Caffeine là một chất giúp kích thích sự hưng phấn của não bộ. Nhờ vào đặc tính này, cà phê có thể giúp loại bỏ cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, đồng thời tăng cường khả năng tập trung và tỉnh táo. Vì lý do này, nhiều người chọn cà phê làm thức uống bắt đầu cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Mỗi loại cà phê sẽ có chứa nồng độ caffeine khác nhau, dao động từ 1 - 3%. Ví dụ, cà phê Arabica chỉ chứa khoảng 1,5% caffeine, trong khi cà phê Robusta có nồng độ caffeine cao hơn khoảng 2,5%. Vì vậy, nếu sử dụng với một liều lượng phù hợp, caffeine có thể mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Nhìn chung, một tách cà phê chứa hàm lượng caffeine còn tùy thuộc vào loại café bạn đang sử dụng, cụ thể:

  • Cà phê Brew: Một tách cà phê (8 oz) chứa khoảng 70 - 140 mg caffeine, hoặc trung bình khoảng 95 mg.
  • Cà phê espresso: Một shot espresso thường khoảng 30 - 50 ml (1 - 1,75 oz), và chứa khoảng 63 mg caffeine.
  • Cà phê hòa tan: Cà phê hòa tan thường chứa ít caffeine hơn cà phê thông thường, với một cốc chứa khoảng 30 - 90 mg.
  • Cà phê decaf: là cà phê đã loại bỏ ít nhất 97% lượng caffeine trước khi rang và nghiền. Thế nên, lượng caffein có trong mỗi cốc chỉ vào khoảng 0 - 7 mg.
Bà bầu 3 tháng đầu uống cafe sữa được không? Có ảnh hưởng đến em bé không? 1
Caffeine có trong cà phê giúp cho sự tỉnh táo

Bà bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không?

Vậy bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không? cà phê dù ít nhiều chứa thành phần caffeine vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên nếu sử dụng với lượng vừa phải và thích hợp, bà bầu 3 tháng đầu vẫn uống được cà phê sữa. Cần hạn chế lượng cà phê đưa vào cơ thể. Việc lạm dụng cà phê sữa có thể mang đến nhiều ảnh hưởng có hại cho cả mẹ và bé, chưa kể lượng đường cao trong cà phê sữa cũng là một yếu tố nguy cơ khiến mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ. Ngoài chú ý đến việc bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không thì dưới đây là những lợi ích và nguy cơ mẹ bầu có thể gặp:

Lợi ích khi bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa

  • cà phê được chứng minh có tác dụng cải thiện sự tập trung và giữ tỉnh táo.
  • Có thể có hiệu quả trong điều trị đau đầu khi kết hợp với thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol.
  • Một số đồ uống chứa caffein có chứa chất chống oxy hóa, là những chất có lợi có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương, giảm viêm và tránh mắc các bệnh mãn tính.

Nguy cơ khi bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa

  • Phụ nữ mang thai có tốc độ chuyển hóa caffeine chậm hơn. Trên thực tế, có thể mất 1,5 - 3,5 lần thời gian bình thường để loại bỏ cà phêin khỏi cơ thể. Caffeine cũng đi qua nhau thai và đi vào máu của em bé, do đó khi bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
  • Nguy cơ sảy thai khi tiêu thụ một lượng caffeine lớn hơn 200 mg một ngày.
  • Các tác dụng phụ mẹ bầu 3 tháng đầu khi uống cà phê sữa có thể gặp phải bao gồm huyết áp cao, nhịp tim nhanh, tăng lo lắng, chóng mặt, bồn chồn, đau bụng và tiêu chảy.
Bà bầu 3 tháng đầu uống cafe sữa được không? Có ảnh hưởng đến em bé không? 2
Mẹ bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể uống bao nhiêu cốc cà phê sữa một ngày?

Đến đây chắc bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không? Vậy uống bao nhiêu là an toàn? ACOG khuyến cáo lượng cà phêin tối đa bạn có thể nạp vào trong khi mang thai và cho con bú là khoảng 200 mg mỗi ngày thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, vì cơ thể của người mẹ sẽ phân hủy và tiêu thụ hoàn toàn caffeine đó. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên hạn chế việc uống cà phê trong thời kỳ mang thai để đảm bảo an toàn và tránh các nguy cơ tiềm ẩn khác. Tùy thuộc vào loại cà phê và phương pháp pha, bà bầu 3 tháng đầu có thể uống cà phê sữa với liều dùng tương đương với khoảng 1 - 2 tách (240 - 580 ml) cà phê mỗi ngày.

Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hơn 300 mg caffeine mỗi ngày khi mang thai sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai ở bà bầu 3 tháng đầu.

Đối với những mẹ còn thắc mắc e dè về vấn đề bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không thì một lựa chọn an toàn hơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu là cà phê decaf, chứa hàm lượng caffeine ít hơn cà phê bình thường. Mỗi tác cà phê decaf chứa khoảng 2 - 5 mg caffeine, có nghĩa là bạn sẽ uống khoảng 40 tách mới đạt đến giới hạn lượng cà phêin được chấp nhận khi mang thai.

Bà bầu 3 tháng đầu uống cafe sữa được không? Có ảnh hưởng đến em bé không? 3
Lượng caffeine an toàn cho mẹ bầu là dưới 200 mg một ngày

Điều gì xảy ra khi mẹ bầu 3 tháng đầu uống quá nhiều cà phê?

Khi uống quá nhiều cà phê tương đương với mẹ bầu sử dụng một lượng lớn cà phêin vào cơ thể. Caffeine là chất kích thích, đặc biệt nhạy cảm hơn ở mẹ bầu, có thể gây tăng huyết áp, tim đập nhanh, run, mất ngủ, hồi hộp và lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nghiêm trọng hơn, tiêu thụ quá nhiều caffeine trong cà phê sữa ở mẹ bầu 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ biến chứng bao gồm sẩy thai, thai chết lưu, nhẹ cân hoặc sinh con nhỏ so với tuổi thai.

Ngoài ra, cà phê còn được biết đến với tác dụng lợi tiểu. Sử dụng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu 3 tháng đầu đi tiểu liên tục dẫn đến tình trạng mất nước.

cà phê cũng là thủ phạm làm giảm hấp thu sắt và canxi. Đây là hai loại vitamin quan trọng đối với mẹ bầu 3 tháng đầu. Uống quá nhiều cà phê sữa có thể khiến mẹ bầu 3 tháng đầu thiếu hụt sắt và canxi, từ đó ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và phát triển của mẹ và em bé.

Caffeine có thể gây ra một số tác động tiêu cực lên thai nhi. Khi người mẹ tiêu thụ quá nhiều caffeine, nồng độ caffeine trong máu của thai nhi cũng tăng lên. Thai nhi không thể xử lý caffeine một cách hiệu quả như người lớn, do hệ thống gan và thận của thai nhi chưa hoàn thiện. Điều này có thể dẫn đến một loạt tác động tiêu cực.

Thức uống thay thế cà phê sữa cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Nếu trước khi mang bầu, bạn đã có thói quen uống một vài tách cà phê sữa hoặc trà mỗi ngày, bạn có thể có các triệu chứng khó chịu khi dừng uống cà phê đột ngột. Triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, khó chịu, mệt mỏi và cảm giác “bực mình”. Hãy nhớ rằng những triệu chứng này chỉ là tạm thời, kéo dài khoảng một tuần và chúng sẽ biến mất.

Khi còn băn khoăn về bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không? Bạn có thể thay thế cà phê bằng:

  • Nước lọc với chanh hoặc miếng chanh - nhưng hãy lưu ý rằng axit có thể ảnh hưởng đến men răng và dẫn đến sâu răng, vì vậy hãy súc miệng bằng nước lại sau khi uống.
  • Trà thảo mộc.
  • Nước ép trái cây nguyên chất hoặc nước ép trái cây pha loãng với nước để nó không quá ngọt.
  • Nước ép rau củ.
  • Nước ngọt không đường.
Bà bầu 3 tháng đầu uống cafe sữa được không? Có ảnh hưởng đến em bé không? 4
Thay thế thói quen uống cà phê bằng nước ép rau củ trái cây khi mang thai

Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin kịp thời đến vấn đề mẹ bầu 3 tháng đầu uống cà phê sữa được không? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cắt giảm lượng caffeine trong chế độ ăn uống, hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thai sản của bạn để được tư vấn.

Xem thêm: Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ uống cafe sữa được không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin