Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bà bầu khó ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày 16/08/2017
Kích thước chữ

Bà bầu khó ngủ và mất ngủ là điều rất phổ biến. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng suy nhược cho cơ thể người mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi.  Theo các nghiên

Bà bầu khó ngủ và mất ngủ là điều rất phổ biến. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng suy nhược cho cơ thể người mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi. 

Theo các nghiên cứu, trong thời kỳ mang thai hầu hết phụ nữ đều mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt trong đó có tới 90% bà bầu khó ngủ. Thông thường phụ nữ mang thai sẽ gặp tình trạng khó ngủ và mất ngủ ở đầu và cuối thai kỳ. Tuy nhiên có không ít trường hợp, tình trạng này kéo dài suốt thời kỳ mang thai. Khó ngủ không ảnh hưởng đến bé nhưng khiến bà bầu mệt mỏi, khó chịu nếu kéo dài.

Vậy bà bầu khó ngủ bắt nguồn từ những nguyên nhân nào và làm sao để giải quyết tình trạng này? Hãy xem ở bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu khó ngủ

Bà bầu khó ngủ - nguyên nhân và cách xử lý 1

Chứng khó ngủ khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Chứng khó ngủ, mất ngủ nói chung thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khó ngủ ở phụ nữ có thai cũng vậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra những nhóm lý do chính khiến phụ nữ ngủ kém hơn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Thai kỳ kéo theo một loạt những thay đổi trong cơ thể phụ nữ. Đặc biệt khi thai nhi phát triển lớn dần lên, bà bầu rất khó để tìm cho mình một tư thế nằm thực sự thoải mái. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và khiến bà bầu khó ngủ hơn.
  • Đi tiểu đêm nhiều: khi mang thai, thận sẽ phải hoạt động thêm 30 – 50% công suất bình thường. Dạ con phát triển dẫn đến bàng quang bị chèn ép. Từ đó phụ nữ thường phải dậy đi tiểu đêm nhiều lần, dẫn đến khó ngủ, giấc ngủ chập chờn.
  • Thai nhi ngày càng phát triển gây áp lực về trọng lượng lên chân, lưng và cột sống gây khó chịu, không thoải mái khi nằm. Đó chính là nguyên nhân tại sao bà bầu khó ngủ tháng cuối nhiều hơn.
  • Táo bón, ợ hơi: mang thai khiến dạ con phát triển, dạ dày bị đẩy cao lên trên sinh ra ợ hơi. Thêm vào đó, thức ăn ở dạ dày cũng bị giữ lại lâu hơn, khó tiêu hóa hơn.

Bà bầu khó ngủ - nguyên nhân và cách xử lý 2

Thai nhi phát triển khiến người mẹ khó thở hơn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Khó thở: hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi, phải thở chậm và sâu hơn làm cho việc hít thở khó khăn. Khi thai nhi phát triển, chèn ép lên cơ hoành càng khiến khó thở hơn nữa.
  • Căng thẳng: phụ nữ vốn đã hay suy nghĩ, thời kỳ mang thai phụ nữ lại càng có nhiều nỗi lo. Những áp lực và căng thẳng khi mang thai khiến bà bầu khó ngủ. Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ có thể sử dụng những thực phẩm giảm căng thẳng giàu vitamin C, vitamin E…

>>> Xem thêm: Bà bầu khó ngủ nên ăn gì? 5 món ăn giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc

2. Cách xử lý tình trạng khó ngủ khi mang thai

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên để sử dụng khi mang thai thì thường không an toàn cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy chuyên gia khuyên bà bầu khó ngủ áp dụng cách sau.

Bà bầu khó ngủ - nguyên nhân và cách xử lý 3

Những loại thuốc kích thích giấc ngủ không nên sử dụng cho phụ nữ có thai
  • Tắm qua hoặc ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ
  • Giảm thời gian ngủ trưa
  • Hạn chế việc uống quá nhiều nước vào buổi tối và ăn những thực phẩm giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm
  • Tránh tư thế nằm ngửa: thai nhi sẽ chèn ép gây áp lực lên vùng ngực khiến mẹ khó thở hơn
  • Dùng một chiếc gối nhỏ để kê chân hỗ trợ sự lưu thông máu lên não và đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Ngủ ở nơi rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khó ngủ, giấc ngủ kém ở phụ nữ có thai. Chúng ta có thể khắc phục vấn đề này nếu nắm được những nguyên nhân và phương pháp xử lý trên.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Khó ngủ