Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu vẫn giữ thói quen lười vận động, chúng ta phải đối mặt với nhiều căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, làm chậm quá trình trao đổi chất, giãn tĩnh mạch, béo phì, đau mỏi vai gáy, giảm tuổi thọ, đặc biệt là đột quỵ, căn bệnh dễ gây tử vong.
Tại sao lười vận động lại gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm và cách khắc phục như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sao để tìm hiểu nhé.
Ai cũng biết tập thể dục tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có nhiều vẫn có lối sống lười vận động, ít thể dục. Có nhiều nguyên nhân cho việc lười vận động.
Sự ra đời của công nghệ hiện đại khiến cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn, ít hoạt động chân tay hơn, từ đó hình thành thói quen lười vận động. Sa đà vào các hoạt động trên mạng cũng là lý do khiến chúng ta lười vận động. Ngoài ra, nhịp sống nhanh khiến chúng ta bận rộn với công việc nên ít quan tâm tới việc tập thể dục để giữ gìn sức khỏe.
Khi lười vận động, cơ thể sẽ mệt mỏi, thiếu sức sống và càng cảm thấy lười vận động hơn. Đó là do ảnh hưởng của Hormone.
Không phải ai cũng ý thức được vai trò quan trọng của vận động đối với sức khỏe hoặc chưa có thói quen xây dựng một chế độ tập luyện thường xuyên.
Nhiều người vẫn lơ là việc vận động vì chưa tìm được các phương pháp tập luyện phù hợp.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể làm não bộ bị tổn thương nghiêm trọng khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Nếu không được cung cấp đủ máu trong vòng vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Khi nhận thấy triệu chứng của đột quỵ, cần đưa người bị đột quỵ đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức. Nếu qua thời gian vàng, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Nếu sống sót sau cơn đột quỵ, người bị đột quỵ vẫn có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…
Có 2 loại đột quỵ:
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Loại đột quỵ này chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Tình trạng đột quỵ này xảy ra do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
Đột quỵ do xuất huyết: Do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ, dẫn đến mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trong đó có lối sống không lành mạnh như ăn uống không điều độ, không đầy đủ chất dinh dưỡng, lười vận động.
Khi vận động, tim, mạch và phổi sẽ phải làm việc nhiều hơn, hoạt động của tim mạch tăng lên, giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Tập thể dục được xem là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân đột quỵ não với những lợi ích sau:
Thúc đẩy quá trình tạo các tế bào thần kinh mới tại hồi hải mã, giảm stress, ngủ ngon hơn.
Giúp giảm các Cholesterol xấu và cải thiện các Cholesterol có lợi, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch…
Giúp bệnh nhân đột quỵ vượt qua giai đoạn trầm cảm sau đột quỵ.
Ngoài ra, tập thể dục còn làm giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như làm hạ huyết áp, béo phì, hạn chế tiến triển tổn thương xơ vữa động mạch.
Dù các hoạt động thể chất mang lại lợi ích cho người tham gia, tuy nhiên, một số đối tượng mắc phải các bệnh sau đây cần thận trọng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi tập thể dục: Các rối loạn nhịp tim (hội chứng WPW, bệnh nhân đặt máy tạo nhịp…), bệnh lý tim mạch (suy tim, bệnh van tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ…), tăng huyết áp chưa kiểm soát, xuất huyết não giai đoạn sớm, COPD, hen…
Tập thể dục được phân làm hai bài tập chính là bài tập hiếu khí và yếm khí:
Bài tập hiếu khí yêu cầu vận động với cường độ trung bình nhẹ, có thể thực hiện liên tục trong một thời gian dài. Điển hình như chạy bộ, đi bộ, đạp xe tĩnh, nhảy dây… Với dạng bài tập này, cơ thể sử dụng oxy để đốt mỡ (chất béo) và chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ bắp chuyển động, giúp tiêu thụ mỡ trong cơ thể.
Bài tập yếm khí yêu cầu tập với cường độ cao trong khoảng thời gian ngắn như chạy nước rút, xà đơn, chống đẩy…
Cả hai bài tập đều mang lại lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, bài tập hiếu khí mang lại lợi ích nhiều hơn trong phòng ngừa đột quỵ não và các biến cố tim mạch.
Người khỏe mạnh trưởng thành: Tập thể dục (hiếu khí) tối thiểu 150 phút/tuần với các bài tập nhẹ - vừa hoặc 75 phút/tuần với các bài tập cường độ cao hơn để ngừa đột quỵ.
Bệnh nhân đột quỵ não hoặc tai biến thoáng qua: Tập thể dục (hiếu khí) tối thiểu 10 phút/lần, 4 lần/tuần hoặc cường độ cao tối thiểu 20 phút/lần, 2 lần/tuần làm giảm nguy cơ các biến cố tim mạch, đột quỵ tái phát và tiên lượng sống sau ba năm lên tới 5-6 lần.
Một số chế độ tập thể dục hiếu khí gợi ý như:
Tập thể thao mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng nếu vận động gắng sức có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các rối loạn chức năng tim ở những đối tượng có bệnh lý tiềm ẩn.
Ngay cả những người khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh về tim mạch, nhưng vẫn có thể đột quỵ, thậm chí là đột tử khi chơi thể thao.
Những vận động viên (VĐV) chơi thể thao chuyên nghiệp cũng không thể tránh cơn đột quỵ, thậm chí là đột tử, cho dù trường hợp này rất hiếm, chỉ xảy ra khoảng 2/100.000 VĐV trẻ mỗi năm.
Các VĐV bị đột tử có tuổi đời còn rất trẻ (< 35 tuổi) và không có bệnh lý về các vấn đề tim mạch, sinh hoạt điều độ và chế độ dinh dưỡng khá chuẩn mực theo phác đồ của các bác sĩ dinh dưỡng đưa ra.
Nguyên nhân gây ngừng tim đột ngột ở các VĐV trẻ chủ yếu là do di truyền hoặc bẩm sinh, trong đó bệnh cơ tim phì đại chiếm tỉ lệ nhiều nhất, lên tới 27% hoặc hơn 10% các trường hợp không tìm được bất thường nào về cấu trúc của tim.
Do đó, với người bệnh đã có sẵn các yếu tố bệnh lý dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não, khi vận động sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ. Ngoài ra, nếu không kiểm soát được mức độ luyện tập sẽ dẫn đến tình trạng vận động quá mức.
Trước khi bắt đầu tập thể dục hay chơi một môn thể thao, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát để đánh giá chức năng tim mạch, từ đó lựa chọn môn thể thao phù hợp.
Trong khi vận động, người tập chú ý đến tình trạng sức khỏe, biết lắng nghe cơ thể và tập luyện có lộ trình và không nóng vội tập với cường độ cao.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.