Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm sau khi sinh là bao lâu sữa về 1 lần? Việc hiểu rõ quy trình tiết sữa giúp mẹ yên tâm hơn trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Thực tế, cơ thể mỗi bà mẹ sản xuất sữa dựa trên nhu cầu bú của bé. Nếu mẹ thường xuyên cho bé bú, lượng sữa sẽ tăng dần theo thời gian để đáp ứng đủ nhu cầu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bao lâu sữa về 1 lần cũng như hướng dẫn vệ sinh bầu vú sau sinh cho mẹ.
Ngay từ giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non - loại sữa giàu dinh dưỡng được tạo ra trong ba tháng cuối của thai kỳ. Điều này có nghĩa là ngay khi em bé chào đời, mẹ đã sẵn sàng có sữa để cho con bú. Tuy nhiên, khi nói đến bao lâu sữa về 1 lần, chúng ta thường nói về sự gia tăng lượng sữa cũng như sự thay đổi trong thành phần của nó, đây được gọi là sữa chuyển tiếp.
Sau khi sinh, lượng sữa của mẹ sẽ thay đổi và dần dần gia tăng. Chính vì vậy, mẹ nên đặt bé vào tư thế da tiếp da ngay sau sinh và cho bé bú trực tiếp. Phương pháp này sẽ kích thích cơ thể mẹ sản xuất sữa nhanh hơn.
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh, sữa mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn, khiến ngực mẹ có cảm giác căng tức và khó chịu. Thời gian sữa về hường kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Trong thời gian này, mẹ nên cho bé bú hoặc vắt sữa khoảng 8 đến 12 lần mỗi ngày, kể cả ban đêm, tức là trung bình mỗi 3 giờ một lần hoặc thậm chí nhiều hơn nếu bé có nhu cầu hoặc lượng sữa tiết ra ít.
Để duy trì nguồn sữa ổn định, mẹ cần tiếp tục cho bé bú hoặc vắt sữa ít nhất 8 lần mỗi ngày, với khoảng cách giữa các lần không quá 6 giờ. Việc duy trì thói quen này trong ít nhất 6 tuần đầu sau sinh sẽ đảm bảo được lượng sữa dồi dào cho bé.
Sữa mẹ luôn sẵn sàng trong các nang sữa và sẽ tiết ra khi bé bắt đầu bú. Đồng thời, cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất thêm sữa khi nhận được tín hiệu từ việc bé bú. Mẹ có thể vắt thêm sữa sau khi bé bú xong để kích thích nguồn sữa sản xuất nhiều hơn. Hành động này giúp cơ thể hiểu rằng bé vẫn cần thêm sữa, từ đó tự động kích thích quá trình sản xuất sữa. Kết quả là, lượng sữa mẹ sẽ ngày càng dồi dào hơn.
Sau khi sinh, việc chăm sóc và vệ sinh bầu vú là rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Bầu vú không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ mà còn cần được bảo vệ để tránh những vấn đề như khô da, nứt núm vú hay nhiễm trùng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:
Mẹ chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh bầu vú, vì việc sử dụng xà phòng trực tiếp lên núm vú có thể gây mất lớp chất nhầy tự nhiên bảo vệ da, làm cho da bị khô và dễ nứt nẻ. Để tránh gây tổn thương cho núm vú, mẹ không nên chà xát mạnh khi tắm. Thêm vào đó, trước khi chạm vào bầu vú, nhất là trong quá trình cho bé bú hoặc vắt sữa, mẹ cần phải đảm bảo rằng tay đã được rửa sạch để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
Sau khi sữa về sau sinh, mẹ có thể cảm thấy bầu ngực căng tức và đau nhức. Để giảm cơn đau và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, mẹ nên cho bé bú thường xuyên và vắt sữa khi cần thiết. Bên cạnh đó, tắm nước ấm có thể giúp giảm căng thẳng ở ngực khi sữa tự động chảy ra. Tuy nhiên, mẹ không nên chườm nóng ngực vì điều này có thể gây viêm nhiễm. Thay vào đó, mẹ có thể dùng khăn mặt thấm nước, đặt vào ngăn đá để làm lạnh và đắp quanh ngực khi thấy đau nhức.
Trong trường hợp sữa ra nhiều và mẹ cần dùng tấm lót sữa, cần phải thay tấm lót thường xuyên để giữ núm vú luôn khô ráo. Nếu vùng này bị ẩm ướt, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc da bị phân hủy. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh dùng tấm lót sữa có lớp lót nilon, vì chất liệu này dễ gây giữ ẩm và làm tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sôi.
Sau mỗi lần bé bú, mẹ có thể vắt một ít sữa và thoa nhẹ lên vùng núm vú và quầng vú. Sữa mẹ không chỉ giữ ẩm cho da một cách tự nhiên mà còn tạo ra rào chắn giúp ngăn ngừa vi khuẩn, từ đó bảo vệ vùng da nhạy cảm này. Để đảm bảo hiệu quả, mẹ nên đợi cho núm vú khô hoàn toàn trước khi mặc áo ngực, tránh tình trạng da bị ẩm ướt kéo dài.
Khi cho con bú, không ít bà mẹ phải đối mặt với tình trạng tắc tia sữa, làm cho sữa không thể chảy ra đều đặn. Nếu gặp vấn đề này, mẹ cần tăng tần suất cho bé bú nhiều hơn và hút sữa tích cực để giúp làm thông tia sữa. Nếu tình trạng không cải thiện sau khi đã thử các biện pháp xử lý tại nhà, mẹ nên tìm đến các dịch vụ chuyên về thông tia sữa hoặc đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn.
Vậy bao lâu sữa về 1 lần là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm trong quá trình nuôi con. Tóm lại, nếu mẹ chăm sóc bầu ngực đúng cách, cho bé bú thường xuyên và áp dụng các biện pháp kích thích nguồn sữa, mẹ có thể an tâm về quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.