Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơm rượu được làm bằng cách lên men gạo nếp và men rượu. Ăn cơm rượu là phong tục của một số vùng miền vào dịp Tết Đoan Ngọ. Nhưng bà bầu 3 tháng cuối ăn cơm rượu được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những chị em yêu thích món ăn này.
Cơm rượu là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết 5/5 Âm lịch hằng năm. Món ăn bổ dưỡng này đặc biệt tốt cho sức khỏe. Vậy phụ nữ mang bầu 3 tháng cuối ăn cơm rượu được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Cơm rượu không chỉ là món ăn chứa đựng văn hóa ẩm thực Việt mà còn ẩn chứa nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe như:
Cơm rượu được làm từ gạo nếp nên rất giàu đạm, chất béo, vitamin nhóm B và một số nguyên tố vi lượng thiết yếu như canxi, sắt, kẽm,… giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Cơm rượu cung cấp lovastatin và ergosterol từ men cơm nếp. Hai hợp chất này giúp ổn định huyết áp, giảm hấp thu cholesterol xấu từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bà bầu.
Cơm rượu chứa lovastatin và ergosterol giúp ổn định huyết áp cho mẹ bầu
Cơm rượu rất giàu vitamin B, đặc biệt là chất chống oxy hóa, giúp dưỡng ẩm và làm sáng da tự nhiên.
Cơm rượu nói riêng hay thực phẩm lên men nói chung đều chứa một lượng lớn men vi sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày và đường ruột. Đồng thời tạo ra các enzym thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Để trả lời thắc mắc cho việc bầu 3 tháng cuối ăn cơm rượu được không là hoàn toàn có thể. Việc ăn cơm rượu là một trong những phong tục phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ. Đối với bà bầu có thể trạng bình thường, khoẻ mạnh thì ăn cơm rượu trong ngày này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, ăn đúng cách và hợp lý còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, việc ăn cơm rượu trong thời kỳ mang thai cần lưu ý để không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu không nên ăn quá 2 lần/tuần. Ngoài cơm rượu nếp nguyên chất, mẹ bầu có thể kết hợp nếp cẩm, đậu đỏ, nước hầm xương để nấu cháo. Hoặc cơm rượu nấu với đậu đỏ và đường phèn giúp bổ máu, tốt cho phụ nữ sau sinh.
Xem thêm: Bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Món ăn dù tốt đến đâu nếu không sử dụng đúng cách cũng trở thành “mối nguy hại” cho sức khỏe. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, các bà mẹ khi sử dụng cơm rượu cần lưu ý những điều sau:
Bầu 3 tháng cuối ăn cơm rượu được không thì cần lưu ý khi sử dụng
Với những thông tin chắc hẳn các bạn đã biết đang mang thai có ăn cơm rượu được hay không và món ăn này có tác dụng gì đối với thai kỳ. Vậy sau sinh có được ăn cơm rượu không? Dân gian có câu: “Thai tiền đa nhiệt, thai hậu đa hàn”, có nghĩa là phụ nữ sau khi sinh cơ thể lạnh, mà cơm rượu có tính nóng nên phù hợp cho sản phụ sau khi sinh để làm ấm bụng, ăn uống tốt hơn.
Chưa kể ăn loại thực phẩm này còn giúp tăng tiết sữa mẹ. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo rằng khi dùng được an toàn.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Mẹ bầu thích ăn cơm rượu nên tự làm ở nhà để đảm bảo an toàn sức khoẻ
Nguyên liệu:
Cách làm:
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề bầu 3 tháng cuối ăn cơm rượu được không. Việc ăn cơm rượu hoàn toàn không ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu có thể trạng tốt, nhưng nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Ngoài ra tùy vào cơ địa và hệ tiêu hóa mà mỗi bà bầu sẽ có phản ứng khác nhau khi ăn cơm rượu, do đó mẹ bầu cần cân nhắc trước khi ăn. Hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Xem thêm: Mẹ bầu sau sinh ăn mì gói được không? Có gây tắc sữa không?
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.