Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bầu ăn cà chua được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn cà chua

Ngày 17/01/2023
Kích thước chữ

Khi mang thai, người mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh tuy nhiên cũng cần lưu ý những thực phẩm nào nên hay không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nhiều người thắc mắc mẹ bầu ăn cà chua được không và nên ăn như thế nào cho hợp lý.

Cà chua là một loại thực phẩm phổ biến và được chế biến đa dạng trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Chính vì vậy, các mẹ thường thắc mắc bầu ăn cà chua được không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi không và ăn như ở mức độ nào thì hợp lý?

Bầu ăn cà chua được không?

Chế độ dinh dưỡng của các mẹ khi mang thai luôn là vấn đề được quan tâm và tìm hiểu. Muốn trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh, các mẹ cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm gây hại, chất kích thích và lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh.

Vậy bầu ăn cà chua được không? Câu trả lời là có. Cà chua là một loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu bởi nó chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin A, B1, B2, C, K, E, canxi, phospho, kali… Đặc biệt trong cà chua còn chứa một thành phần rất quan trọng là lycopene, đây là một loại carotenes. Đây là một tác nhân chống oxy hóa, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng…

Xem thêm: Mẹ bầu ăn cà dĩa được không?

Bầu ăn cà chua được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn cà chua 1 Bầu ăn cà chua được không?

Lợi ích của cà chua đối với bà bầu

Bầu ăn cà chua được không? Trong cà chua chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu nên khi ăn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Một số lợi ích của việc ăn cà chua có thể kể đến như:

Cung cấp những dưỡng chất thiết yếu: Một quả cà chua cỡ vừa có thể cung cấp khoảng 40% lượng vitamin C và 20% lượng vitamin A cần thiết trong một ngày. Ngoài ra nó còn chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: Vitamin K, sắt, kali, canxi…

Bổ sung năng lượng: Lượng calo phong phú trong cà chua giúp cho mẹ bầu có đầy đủ năng lượng và cảm thấy khỏe khoắn, tâm trạng vui vẻ và thoải mái hơn.

Giảm tình trạng táo bón: Một tình trạng các mẹ bầu hay gặp chính là táo bón. Việc ăn cà chua sẽ giúp giảm tình trạng táo bón vì nó chứa nhiều chất xơ và chuyển hóa thành các chất làm mềm phân từ đó giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa.

Giúp giảm nguy cơ tiền sản giật: Lượng kali có trong cà chua góp phần làm cải thiện lưu lượng máu từ đó làm giảm áp lực cho tim và giảm nguy cơ tăng huyết áp, do đó hạn chế được nguy cơ tiền sản giật.

Chống oxy hóa: Như đã đề cập ở trên, trong cà chua có chứa chất chống oxy hóa là lycopenes, nó rất có ích trong việc phòng chống mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, vòm họng, dạ dày…

Giúp giảm cholesterol và bảo vệ tim: Lycopenes giúp chống oxy hóa lipid huyết thanh, từ đó giúp giảm cholesterol LDL và triglycerid máu, đồng thời bảo vệ tim.

Ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh: Trong cà chua có chứa acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống của trẻ sơ sinh. Đồng thời, acid folic cũng giúp giảm khả năng mắc bệnh ung thư và tim.

Chống rạn và giúp làm đẹp da: Lượng lycopenes và caroten có trong cà chua sẽ giúp da trở nên mịn màng và làm phẳng những vết nhăn trên da. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm tình trạng nám, sạm da trong quá trình mang thai hiệu quả.

Ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu: Trong cà chua chứa lượng nước lớn nên khi sử dụng sẽ có tác dụng lợi tiểu, từ đó giúp mẹ bầu đi tiểu dễ dàng hơn và ngăn ngừa được nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

Ngăn ngừa sỏi mật: Mẹ bầu có thể phòng ngừa được các bệnh lý về túi mật khi ăn cà chua, điển hình như sỏi túi mật.

Bầu ăn cà chua được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn cà chua 2 Lợi ích của việc ăn cà chua với bà bầu

Tác dụng phụ của cà chua đối với mẹ bầu

Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, khi sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Việc ăn quá nhiều cà chua cũng có thể dẫn đến những tác dụng không muốn cho mẹ bầu. Một số tác dụng phụ khi ăn quá nhiều cà chua có thể kể đến như:

  • Trong cà chua có chứa acid nên khi ăn quá nhiều sẽ xuất hiện triệu chứng ợ nóng do trào ngược acid.
  • Khi ăn cà chua ở mức vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón, tuy nhiên khi ăn một lượng quá nhiều thì sẽ gây tác dụng ngược lại là khó tiêu, từ đó gây cảm giác chướng bụng đầy hơi.
  • Tăng nhịp tim và thay đổi màu sắc da cũng là một trong những tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều cà chua.
  • Theo một số nghiên cứu gần đây, việc người mẹ ăn quá nhiều cà chua trong quá trình mang thai sẽ khiến cho mẹ cũng như thai nhi có khả năng bị mù màu nhẹ.

Chính vì vậy, chúng ta nên ăn cà chua với một lượng vừa phải để tránh gặp những tác dụng không mong muốn cũng như đạt được những lợi ích mà cà chua mang lại một cách triệt.

Cách ăn cà chua đúng và an toàn

Bên cạnh việc thắc mắc bầu ăn cà chua được không, việc ăn cà chua hợp lý và an toàn cũng là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Lượng cà chua sử dụng hợp lý với các mẹ bầu là từ 2 - 3 quả/ngày. Cà chua có rất nhiều các chế biến khác nhau tuy nhiên khi chế biến cần lưu ý một số điều sau để an toàn hơn:

  • Không nên ăn cà chua khi còn xanh vì trong nó sẽ chứa solanine gây ra các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Trong quá trình chín, chất độc này sẽ mất dần đi.
  • Khi đói không nên ăn cà chua vì trong cà chua chứa pectin và nhựa phenolic, làm kích thích dạ dày tăng tiết acid để phản ứng lại với những chất này. Từ đó gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, sốc…
  • Không nên nấu cà chua quá kỹ vì sẽ làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất mà cà chua đem lại.
  • Nên mua ở những cơ sở bán hàng uy tín, nên chọn mua cà chua hữu cơ để an toàn hơn cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Không nên kết hợp cà chua với dưa chuột vì enzyme có trong dưa chuột sẽ làm lượng vitamin sẵn có trong cà chua. Từ đó làm giảm lợi ích mà cà chua đem lại.
  • Trong quá trình mua, nên chọn những quả cà chua căng mọng, tươi, vỏ bóng và không bị thâm, dập.
  • Cà chua để ở nơi thoáng mát, khô ráo, có thể sử dụng ngay trong 2-3 ngày. Không nên bỏ cà chua trong bao nilon bịt kín hoặc cho vào tủ lạnh bởi việc này sẽ làm cà chua nhanh bị mềm và ủng.
Bầu ăn cà chua được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn cà chua 3 Cách ăn cà chua đúng và an toàn đối với mẹ bầu

Trên đây là bài viết giúp mọi người hiểu hơn về việc bầu ăn cà chua được không, ăn với lượng bao nhiêu thì đủ. Bên cạnh đó còn có những lưu ý giúp mẹ bầu ăn cà chua đúng cách và an toàn hơn. Nếu mọi người thấy bài viết này hay và ý nghĩa, hãy theo dõi trang Nhà thuốc Long Châu để cập nhất thông tin về những bài viết mới nhất nhé.

Xem thêm: Mẹ bầu và mẹ bỉm sau sinh ăn cà tím được không?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec, Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin