Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Hải sản là nguồn cung cấp dưỡng chất vô cùng dồi dào, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế lại có không ít mẹ bầu đặt ra câu hỏi liệu rằng bà bầu có nên ăn hải sản không? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa nỗi băn khoăn này một cách chi tiết nhất.
Bà bầu có nên ăn hải sản không vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm, nhất là các chị em lần đầu làm mẹ. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.
Như các bạn đã biết, hải sản là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng thiết yếu, trong đó không thể không kể đến protein, đạm, canxi, axit béo omega-3 cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Vậy bà bầu có nên ăn hải sản không?
Với câu hỏi bà bầu có nên ăn hải sản không, câu trả lời là có bạn nhé.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hải sản là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ.
Cụ thể:
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên ăn hải sản với một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều bởi ăn quá nhiều hải sản có thể gây ra nhiều rủi ro không đáng có cho mẹ bầu.
Như đã trình bày phía trên, mẹ bầu chỉ nên ăn hải sản với một lượng vừa phải. Việc mẹ bầu ăn quá nhiều hải sản sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Trong đó không thể không kể đến:
Hải sản là nguồn cung cấp dưỡng chất vô cùng dồi dào cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ song để đảm bảo an toàn, khi ăn hải sản, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Như đã trình bày phía trên, hải sản là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào song không vì thế mà mẹ bầu lạm dụng bởi việc này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi ăn hải sản, mẹ chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, không vượt quá 340g/tuần - đây là hàm lượng hải sản dành cho mẹ bầu được khuyến cáo bởi FDA.
Hải sản là nguồn cung cấp protein và canxi dào dào trong khi đó trái cây lại rất giàu Tannin. Khi ăn hải sản và trái cây cùng một lúc sẽ làm giảm khả năng hấp thụ protein và canxi của cơ thể chưa kể có thể gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đau bụng… Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên ăn hải sản và trái cây cách nhau 2 giờ đồng hồ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc mẹ bầu ăn các loại hải sản có vỏ như hàu, ốc, ngao, sò… đã chết có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Chưa kể, acid béo không bão hoà chứa bên trong các loại hải sản này có thể dễ dàng bị oxy hoá và điều này thực sự không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Chìa khóa để ăn hải sản một cách an toàn khi mang thai đó là chỉ ăn hải sản khi chúng được nấu chín hoàn toàn. Vì sao vậy?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn các loại hải sản sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn có thể dẫn đến các rủi ro như dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hay thậm chí là sảy thai. Bên cạnh đó, một số bệnh ký sinh trùng bao gồm bệnh gây ra bởi khuẩn Listeria và Toxoplasma gondii salmonella có thể lây nhiễm cho thai nhi ngay cả khi mẹ không hề có triệu chứng.
Việc mẹ bầu ăn các loại hải sản có chứa nhiều thuỷ ngân sẽ gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi. Theo khuyến cáo của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm thì mẹ bầu nên tránh ăn những loại hải sản có kích thước lớn như cá thu, cá kình, cá mập, cá kiếm… Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn các loại cá nhỏ như cá cơm, cà hồi, cá trích, cá mòi, cua… bởi những loại thực phẩm này đã được kiểm định chứa hàm lượng thuỷ ngân nhỏ, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề bà bầu có nên ăn hải sản không mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ giải đáp được nỗi băn khoăn này đồng thời nắm được những lưu ý khi mẹ bầu ăn hải sản. Hãy tiếp tục dõi theo các bản tin sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu để có thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé.
Xem thêm: Bà bầu ăn kỷ tử được không? Lợi ích của kỷ tử đối với thai kỳ
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.