Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bầu ăn khoai tây có tốt không? Mẹ bầu ăn khoai tây chiên được không?

Ngày 15/02/2023
Kích thước chữ

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai là vấn đề rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc ăn gì, uống gì luôn được mẹ bầu cân nhắc và tìm hiểu kỹ. Vậy mẹ bầu ăn khoai tây có tốt không? Bầu ăn khoai tây chiên được không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp trong bài viết dưới đây.

Khoai tây là một loại thực phẩm rất phổ biến và rất dễ tìm mua. Hơn nữa, khoai tây có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng và làm món ăn vặt cho bà bầu như khoai tây chiên. Vậy bầu ăn khoai tây chiên được không đang là thắc mắc của nhiều người.

Bầu ăn khoai tây có tốt không? Mẹ bầu ăn khoai tây chiên được không? 1 Bầu ăn khoai tây chiên được không?

Bầu ăn khoai tây có tốt không?

Khoai tây là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tự nhiên rất cần thiết cho hoạt động sống của con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Để trả lời cho câu hỏi bầu ăn khoai tây có tốt không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những lợi ích về sức khỏe mà khoai tây mang lại, cụ thể là:

  • Trung hòa acid trong dạ dày: Khoai tây là một loại thực phẩm rất có lợi cho những đối tượng có nồng độ acid dạ dày cao. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, một khẩu phần ăn có chứa khoai tây sẽ giúp giảm bớt nồng độ acid trong dạ dày. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bạn cũng được thúc đẩy hoạt động tốt hơn.
  • Bổ sung vitamin nhóm B và vitamin C cho cơ thể: Khoai tây có chứa nguồn vitamin B và C dồi dào có tác dụng rất lớn trong quá trình chữa lành vết thương của cơ thể cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Mặt khác, nếu bổ sung khoai tây trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu tăng khả năng hấp thụ sắt từ các loại thực phẩm khác.
  • Cung cấp folate cho cơ thể: Acid folic có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, đặc biệt đối với thai nhi. Nếu thai nhi không cung cấp đầy đủ acid folic sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ống dây thần kinh và ảnh hưởng lớn đến trí tuệ về sau này của trẻ. Ngoài ra, thai phụ nếu được bổ sung đầy đủ chất folate trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ giúp thai được ổn định và an toàn hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ sảy thai tự nhiên.
  • Tăng cường năng lượng cho cơ thể để hoạt động: Khoai tây chứa hàm lượng carbs dồi dào để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì nhu cầu lượng calo cần nạp vào cơ thể cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ để tránh dẫn đến tình trạng dư thừa tinh bột trong cơ thể do ăn khoai tây quá nhiều và dẫn đến thừa cân, béo phì hoặc làm tăng lượng đường huyết đột ngột ở phụ nữ mang thai.
  • Giảm sưng thâm ở mắt: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có thay đổi nội tiết tố và dễ bị mất cân bằng hormone, từ đó dẫn đến tình trạng sạm da, nám và thâm quầng ở mắt. Trong khi đó, khoai tây có chứa nhiều dưỡng chất với tác dụng làm trắng da và dưỡng da hiệu quả. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng khoai tây sống đã được nghiền nát và đắp lên mắt khoảng 10 - 15 phút sẽ giúp loại bỏ những quầng thâm mắt.
  • Ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ về bệnh tim mạch: Trong vỏ khoai tây có chứa hàm lượng lớn chất kali. Theo các nghiên cứu khoa học, kali có thể giúp giảm đột quỵ, tăng huyết áp hoặc đau tức ngực. Hơn nữa, hoạt chất này cũng có hỗ trợ đào thải và cải thiện tình trạng dư thừa muối trong cơ thể.

Như vậy, khoai tây có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu không sử dụng và chế biến khoai tây đúng cách có thể sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vậy, bầu ăn khoai tây chiên được không?

Bầu ăn khoai tây có tốt không? Mẹ bầu ăn khoai tây chiên được không? 2 Khoai tây chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe con người

Bầu ăn khoai tây chiên được không?

Khoai tây chiên là một món ăn vặt có hương vị rất thơm ngon nên được nhiều người yêu thích, trong đó có các mẹ bầu. Vậy mẹ bầu ăn khoai tây chiên có tốt không?

Như đã biết, khoai tây rất giàu tinh bột nên khi được chế biến ở nhiệt độ cao như nướng, chiên… sẽ hình thành chất acrylamide - là một loại chất hóa học độc hại. Do đó, nếu thai phụ hấp thụ một lượng lớn chất acrylamide có thể khiến trẻ được sinh ra nhẹ cân hơn tiêu chuẩn về cân nặng trung bình và có chu vi vòng đầu nhỏ hơn.

Kích thước vòng đầu của trẻ sơ sinh có liên hệ mật thiết tới sự phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Trẻ sinh ra với chu vi vòng đầu nhỏ có thể dẫn đến các hiện tượng của chứng chậm phát triển. Thai nhi hấp thụ hóa chất acrylamide qua chế độ ăn của thai phụ thường có chu vi vòng đầu nhỏ hơn kích thước trung bình là 0,33 cm.

Theo các nghiên cứu cũng cho thấy những mẹ bầu có chế độ ăn chứa hàm lượng acrylamide, trẻ sau khi được sinh ra sẽ nhẹ hơn khoảng 132 gram so với con của những bà mẹ hấp thu lượng thấp chất hóa học này. Trẻ sơ sinh có cân nặng nhẹ hơn so với cân nặng tiêu chuẩn trung bình sẽ dễ mắc phải các triệu chứng có hại cho sức khỏe trong giai đoạn trẻ thơ và ảnh hưởng trong tương lai về sau như trẻ có tầm vóc nhỏ, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, loãng xương hoặc tiểu đường. 

Ngoài ra, trong khoai tây chiên cũng chứa hàm lượng chất béo và lượng muối cao, làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp cho thai phụ và tăng nguy cơ cho thai nhi. 

Từ những cơ sở trên, các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên ăn khoai tây chiên, nếu có nghiện món ăn vặt này thì cũng nên hạn chế ăn. Thay vào đó, mẹ bầu có thể lựa chọn các phương pháp chế biến khoai tây lành mạnh để có những món ăn ngon, bổ dưỡng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: Mang bầu ăn củ sắn được không?

Bầu ăn khoai tây có tốt không? Mẹ bầu ăn khoai tây chiên được không? 3 Mẹ bầu nên hạn chế ăn khoai tây chiên để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi

Các phương pháp chế biến khoai tây lành mạnh

Để có một món ăn ngon từ khoai tây, trước tiên mẹ bầu cần lựa chọn mua những củ khoai tây có hình dáng đẹp, củ còn nguyên vẹn, không bị mềm, không có vết thâm, không mọc mầm và cần được làm sạch trước khi chế biến. Dưới đây là một số phương pháp chế biến khoai tây lành mạnh mà mẹ bầu có thể tham khảo như:

Nấu súp khoai tây với hành tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Khoai tây cắt hạt lựu.
  • Rau thơm dạng bột dùng để trộn.
  • Hành tây thái mỏng.
  • Cà rốt đã được bào sợi.
  • Gia vị khác: Bơ, hạt tiêu xay, muối.

Cách chế biến:

  • Cho bơ và hành tây vào chảo xảo với lửa để cho đến khi hành tây thơm mềm, sau đó cho khoai tây vào xào cùng.
  • Cho khoảng 1,5 lít nước và hỗn hợp trên vào nồi áp suất nấu đến khi các nguyên liệu mềm mịn, trộn đều với nhau.
  • Sau khi hỗn hợp khoai tây và hành tây đã đạt, đem cho lên chảo đảo với lửa nhỏ, rắc bột rau thơm và nêm gia vị cho vừa ăn. 
  • Sau khi hoàn thành, sử dụng sợi cà rốt để trang trí và thưởng thức.
Bầu ăn khoai tây có tốt không? Mẹ bầu ăn khoai tây chiên được không? 4 Súp khoai tây là món ăn vừa bổ dưỡng lại rất dễ chế biến

Salad khoai tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Khoai tây: 8 củ.
  • Trứng gà: 2 quả.
  • Hành tây và cần tây thái lát.
  • Giấm táo.
  • Sốt mayonnaise.
  • Ớt bột hungary.
  • Gia vị khác: Muối, hạt tiêu, mù tạt, bột tỏi.

Cách chế biến:

  • Đem khoai tây đi làm sạch, thái hạt lựu và cho vào nồi nấu chín. Luộc chín 2 quả trứng gà và lột bỏ vỏ trứng.
  • Sau khi khoai tây chín, trộn với các gia vị đã chuẩn bị cho ngấm đều.
  • Cho hành tây và cần tây vào hỗn hợp đó và trộn đều.
  • Cắt đôi 2 quả trứng rồi bày trên đĩa cùng với hỗn hợp khoai tây và thưởng thức thôi.

Tóm lại, khoai tây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể được chế biến bằng nhiều phương pháp như hầm, xào, chiên, rán…Tuy nhiên, khoai tây sau khi chiên ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất độc gây hại cho cơ thể, do đó mẹ bầu không nên ăn khoai tây chiên. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc bầu ăn khoai tây chiên được không và lựa chọn được phương pháp chế biến khoai tây phù hợp với bản thân.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec & Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin