Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh chàm cấp tính là gì? Có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Ngày 17/04/2022
Kích thước chữ

Bệnh chàm cấp tính là tình trạng viêm da nổi sẩn mụn nước, gây ra hiện tượng ngứa ngáy liên tục, khiến cho bề mặt da xuống sắc làm người bệnh đau đầu và khổ sở vì nó. Vậy làm thế nào để bệnh không thể tái phát nữa. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Bệnh chàm cấp tính tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó mang lại cảm giác khó chịu và ngứa ngáy cho người bệnh, làm cho người bệnh mất tự tin hơn trong giao tiếp xã hội. Vậy bệnh chàm cấp tính có nghĩa là gì? Có những phương pháp nào để chữa căn bệnh này? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh chàm cấp tính là gì?

Bệnh chàm cấp tính là loại bệnh viêm da cơ địa gây viêm nhiễm cấp tính do các nguyên nhân khác nhau tạo ra. Điều này làm cho các vùng da bị ngứa, sưng đỏ và nổi mụn nước, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Không chỉ vậy, chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da.

Bệnh chàm cấp tính có nguy hiểm đến sức khỏe không? 1

Bệnh chàm cấp tính làm cho da người bệnh nổi đỏ và ngứa ngáy

Căn bệnh này là bệnh ngoài da và không có tính lây nhiễm. Tuy nhiên mọi người cần đề phòng các các triệu chứng điển hình để có thể xử lý kịp thời, hạn chế vùng bị chàm lây lan sang các phần da xung quanh khác trên cơ thể.

Triệu chứng của bệnh chàm cấp tính

Đây là giai đoạn đầu của bệnh chàm cấp tính với ngứa da là dấu hiệu phổ biến, thường xuất hiện trước khi phát ban trở nên rõ ràng, điều này khiến bệnh chàm khác hẳn so với hầu hết các bệnh viêm da khác. Một số triệu chứng phổ biến như:

  • Vùng da bị chàm đỏ nghiêm trọng.
  • Người bệnh bị ngứa dữ dội.
  • Da trở nên gồ ghề, sần sùi, sưng tấy và bong tróc hơn.
  • Xuất hiện mụn nước ở những vùng da bị chàm, nếu người bệnh gãi có thể làm mụn bị vỡ và chảy dịch.

Bệnh chàm cấp tính có nguy hiểm đến sức khỏe không? 2

Mụn nước xuất hiện trên vùng da bị chàm và có hiện tượng vỡ, chảy dịch nếu người bệnh gãi liên tục

Các vết chàm cấp tính có đường viền rất rõ ràng. Bệnh này có xu hướng rất dữ dội trong giai đoạn đầu và làm cho nhiều người mắc bệnh phải đau đầu vì nó.

Điều trị chàm cấp tính như thế nào?

Người bệnh mắc bệnh chàm cấp tính cần phải giải quyết và điều trị sớm để bệnh có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên vì đây là bệnh ngoài da nên cần kiên trì và có tính nhẫn nại khi sử dụng những phương pháp sau:

  • Không nên tắm quá nhiều và nên sử dụng nước ấm khi tắm, tuyệt đối không sử dụng nước nóng vì sẽ làm cho da bị bong tróc nặng hơn.
  • Sử dụng những sản phẩm sữa tắm có thành phần dịu êm và không chứa xà phòng.
  • Mặc quần áo thoải mái, mỏng, mát, thoáng và tránh mặc quần áo có sợi vải thô ráp.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với các chất kích ứng như nước, chất tẩy rửa, bụi bẩn,... để vùng da bị chàm không bị tổn thương.
  • Nên kết hợp với thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để da không bị khô và bong tróc. Lưu ý không nên sử dụng sản phẩm có mùi thơm.
  • Sử dụng thuốc steroid dạng mỡ hoặc kem vào vùng da bị chàm hoặc ngứa trong vòng 1-2 tuần. Để đảm bảo hơn thì nên đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc đúng liều. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc steroid khác nhau, có thể bôi 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên không nên bôi quá nhiều vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như thay đổi sắc tố da, teo da, giãn mạch.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm như kem Pimecrolimus, Tacrolimus để điều trị bệnh chàm thể tạng và có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc steroids.
  • Một số loại thuốc kháng sinh uống hoặc thoa lên da, chỉ sử dụng trong trường hợp da có biến chứng nhiễm trùng hoặc viêm da.
  • Thuốc kháng sinh histamin có tác dụng làm giảm kích ứng da, giảm ngứa và rất hữu dụng khi sử dụng vào buổi tối.
  • Một số loại thuốc khác như Steroid đường uống, methotrexate, azathioprine, cyclosporine, mycophenolate cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh. 
  • Liệu pháp ánh sáng cần được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả kiểm soát tình trạng bệnh.

Bệnh chàm cấp tính có nguy hiểm không? 

Bệnh chàm cấp tính tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng, song, những triệu chứng khó chịu và xấu xí của bệnh lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Bệnh chàm cấp tính có nguy hiểm đến sức khỏe không? 3

Bệnh chàm cấp tính tuy không nguy hiểm nhưng làm cho người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp

Ngoài ra, căn bệnh này hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm, nhưng người bị bệnh lại rất dễ bị nhiễm trùng da. Nguyên nhân là do hàng rào bảo vệ da đã bị suy giảm. Các vết nứt nẻ, bong tróc khiến cho lớp biểu bì, hạ bì không được bảo vệ và phải tiếp xúc với nhiều hơn với mầm bệnh. Đặc biệt, việc chà xát mạnh hoặc gãi liên tục có thể làm phát sinh thêm nhiều vết nứt mới, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể.

Cụ thể:

  • Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn Staphylococcus aureus thường gặp ở người bệnh và gây ra nhiều hệ lụy. Hiện tượng chốc lở là biến chứng mà người bệnh thường gặp nhất. Đây là một dạng nhiễm khuẩn thường gặp ở da, hình thành các mụn mủ và các vết loét đóng vảy tiết dịch màu mật ong. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như dị ứng, ngứa, mẩn đỏ và phồng rộp da.
  • Nhiễm nấm: Hiện tượng thường gặp nhất là hắc lào và và nấm da đầu do tác dụng phụ của việc dùng thuốc bôi steroid. Thuốc có tác dụng hạn chế hoạt động hệ thống miễn dịch để trị chàm, nhưng lại tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn thông thường khác sinh sôi và nảy nở.
  • Nhiễm virus: Thường ảnh hưởng tới hai bộ phận là môi và vùng kín, có liên quan tới virus herpes. Trong những trường hợp hiếm gặp, nó có thể gây ra bệnh chàm bội nhiễm có mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm rất cao.

Để ngăn chặn các biến chứng không may có thể xảy ra, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay từ khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh chàm cấp tính, từ đó có những phương pháp hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin