Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bệnh cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không? Biện pháp phòng tránh virus cúm A hiệu quả

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ

Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm khiến mẹ bầu dễ nhiễm bệnh lây truyền. Nhiều chị em thắc mắc rằng cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tác động của virus cúm A lên cơ thể của mẹ cũng như thai nhi nhé!

Đối với phụ nữ trong giai đoạn thai nghén, việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe là ưu tiên để đảm bảo sự khỏe mạnh của em bé. Vậy bệnh lý lây truyền như cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nếu bệnh được điều trị hiệu quả, quản lý tốt sẽ giúp mẹ bảo vệ thể trạng sức khỏe cho bé. Ngược lại, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Bệnh cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh cúm A khi bị lây nhiễm có thể tác động tới cả mẹ lẫn thai nhi, làm tăng rủi ro mắc bệnh lý đường hô hấp cùng các cơ quan khác nếu bà bầu không được điều trị tốt.

Cúm A có nguy hiểm cho bà bầu không?

Bệnh cúm A có nguy hiểm cho bà bầu không? Đây là bệnh lý thường gặp ở người bình thường, tuy nhiên có thể gây ra tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe của bà bầu nếu không được quản lý đúng cách.

Thông thường, bệnh cúm A kéo dài từ 3 đến 4 ngày ở người bình thường. Tuy nhiên, ở bà bầu, tình trạng bệnh thường kéo dài từ 6 đến 7 ngày nếu không có dấu hiệu trở nặng.

Điều này xuất phát từ việc cơ thể của bà bầu đang trong giai đoạn thai kỳ, hệ miễn dịch có nhiều thay đổi để bảo vệ thai nhi. Sự thay đổi này làm cho bà bầu trở nên yếu hơn trong việc chống lại virus cúm A.

Bà bầu bị cúm A có sao không? Vì sức đề kháng của cơ thể mẹ đã thay đổi, yếu hơn nên bệnh tình có thể chuyển biến nặng hơn nhanh chóng. Điều này tạo ra nguy cơ cao hơn cho các biến chứng bao gồm viêm phổi, suy hô hấp hay thậm chí sốc nhiễm khuẩn.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A ở bà bầu là viêm phổi. Đối với bà bầu, tình trạng viêm phổi dễ làm suy giảm khả năng của phổi để cung cấp đủ lượng oxy cho cả thai nhi và cơ thể mẹ. Khi phổi yếu, việc cung cấp đủ oxy trở nên khó khăn, dẫn tới suy hô hấp nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con.

Bệnh cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không? Biện pháp phòng tránh virus cúm A hiệu quả 1
Bệnh cúm A có nguy hiểm cho bà bầu không?

Tác động của bệnh cúm A tới em bé

Vậy cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không cũng là chủ đề được nhiều người băn khoăn bên cạnh việc bà bầu bị cúm A có sao không. Bệnh gây ra bởi virus cúm A có thể tác động tiêu cực đến thai nhi trong quá trình thai nghén. Điều này đặc biệt quan trọng trong 5 tháng đầu của thai kỳ khi cơ thể thai nhi đang phát triển nhanh chóng.

Bệnh cúm A ở bà bầu có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các dị tật bao gồm tim bẩm sinh (hở van tim), hở hàm ếch hoặc để lại khiếm khuyết trên cơ thể trẻ. Điều này là do virus cúm A có khả năng tác động tiêu cực lên quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Trong trường hợp mẹ bị cúm A trong 5 tháng đầu thai kỳ sẽ có nguy cơ thai nhi phát triển các rối loạn tâm thần cao hơn sau khi được sinh ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ sau khi chào đời.

Bên cạnh nguy cơ về dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn tâm thần, virus cúm A cũng có thể gây ra những tác động khác đối với thai kỳ. Virus có độc tính gây sốt cao, điều này kích thích co bóp tử cung ở thai phụ. Sự co bóp này dễ dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.

Mặt khác, cúm A kích thích sinh kháng thể cúm trong cơ thể mẹ có khả năng đi qua nhau thai, tác động xấu đến hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của thai nhi. Ngoài ra, các thuốc trị bệnh cúm mà mẹ sử dụng cũng có thể gây hại đến hệ thần kinh trung ương của em bé.

Chính vì vậy, quá trình điều trị bệnh cúm A cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.

Bệnh cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không? Biện pháp phòng tránh virus cúm A hiệu quả 2
Cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chăm sóc bà bầu bị cúm A như thế nào?

Bà bầu bị cúm A có sao không? Nếu chăm sóc mẹ bầu đúng cách sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Khi bà bầu có triệu chứng của cúm A như sốt, đau họng, ho hoặc mệt mỏi, quan trọng nhất là mẹ cần được tư vấn với bác sĩ ngay lập tức.

Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, từ đó xác định liệu có cần điều trị hoặc kiểm tra thêm. Tư vấn y tế sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng tiềm năng, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, khi mẹ mắc cúm A thì việc nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng để cơ thể có thời gian chống lại nhiễm trùng. Bà bầu cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp uống đủ nước để cung cấp đủ dưỡng chất, duy trì độ ẩm cho cơ thể.

Nếu bác sĩ xác định phác đồ điều trị có sử dụng thuốc để điều trị cúm A, mẹ bầu cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc không được chỉ định cho bà bầu. Bác sĩ sẽ xem xét lựa chọn thuốc an toàn, hiệu quả nhất cho tình trạng của chị em.

Đồng thời, để trả lời cho câu hỏi cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không thì cần phụ thuộc vào việc quản lý bệnh. Quá trình thai kỳ nên được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ trong trường hợp bà bầu bị cúm A. Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra sức khỏe toàn diện kết hợp siêu âm định kỳ để đảm bảo rằng thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bệnh cúm A.

Mặt khác, bà bầu nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây truyền cúm A, bao gồm việc rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị cúm A và che miệng khi hắt hơi để ngăn việc lây truyền virus.

Bệnh cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không? Biện pháp phòng tránh virus cúm A hiệu quả 3
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp mẹ bầu nâng cao thể trạng

Phòng tránh cúm A cho mẹ bầu

Ngoài thắc mắc về việc cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không thì các biện pháp phòng ngừa bệnh cũng được nhiều chị em quan tâm. Việc phòng tránh cúm A cho mẹ bầu cùng các bệnh lý lây nhiễm khác giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi. 

Một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng tránh cúm A là tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc người có triệu chứng nghi ngờ cúm A. Virus cúm A lây truyền thông qua tiếp xúc gần, giọt bắn từ hơi thở hoặc tiếp xúc với các bề mặt mà virus tồn tại. 

Việc rửa tay thường xuyên là cách hiệu quả để loại bỏ virus cúm A, ngăn sự lây truyền virus. Mẹ bầu nên rửa tay bằng xà phòng cùng nước ấm trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người khác, khi đi ra ngoài hoặc sau khi vào nhà.

Khi bà bầu hắt hơi, nên che miệng bằng khăn giấy hay tay để ngăn giọt bắn. Đồng thời, mẹ nên giữ một khoảng cách an toàn với người khác khi có triệu chứng cúm A.

Mặt khác, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hợp lý kết hợp duy trì giấc ngủ đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu vitamin C, D và kẽm cũng hỗ trợ sức khỏe miễn dịch toàn diện.

Bệnh cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không? Biện pháp phòng tránh virus cúm A hiệu quả 4
Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp đơn giản giúp bà bầu phòng cúm A

Thông qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc “Cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Mong bạn đọc đã có kiến thức tổng quan về tình trạng này bao gồm tác động của virus cúm với sức khỏe của mẹ hoặc quá trình phát triển của thai nhi cũng như cách chăm sóc, dự phòng sức khỏe cho phụ nữ thời kỳ mang thai. Hãy tiếp tục đón xem bài viết mới về chủ đề sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: Mẹ bầu bị cảm cúm khi thai chưa vào tử cung có nguy hiểm không?

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin