Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm có đặc tính lây lan cao vì có thể phát tán mầm bệnh qua đường hô hấp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bệnh lao phổi lây qua những đường nào và cách phòng chống lây lan? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh lao phổi có thể trị dứt điểm, tuy nhiên chúng khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong.
Nguồn bệnh gây ra bệnh lao phổi chủ yếu là do truyền nhiễm từ người bị bệnh qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, khạc nhổ... Đây là con đường dễ nhất và lây lan nhiều nhất khiến cho bệnh lao phổi lây từ người này sang người khác.
Khi cơ thể có cơ địa kém, chỉ cần hít thở hoặc tiếp xúc với lượng nhỏ vi khuẩn lao là đã có nguy cơ cao mắc bệnh. Theo nghiên cứu, một người bệnh có thể lây bệnh thêm cho 10 - 15 người khác.
Các bác sĩ cho biết thêm, một số yếu tố khác có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lao phổi dễ dàng lây truyền từ người sang người hơn như người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, tuỳ ý dùng các loại thuốc không theo chỉ định, mắc bệnh HIV...
Những người này khi tiếp xúc với người bệnh hoặc gặp các vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng mắc lao phổi hơn người khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao. Tóm lại, bệnh lao phổi có thể lấy từ người này sang người khác
Vi khuẩn gây lao phổi có thể lây nhiễm qua các con đường cơ bản như sau:
Đường hô hấp là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để lây bệnh lao phổi từ người bệnh sang người bình thường. Thông qua trò chuyện, tiếp xúc với người bệnh hoặc người bệnh ho, khạc, hắt hơi, xì mũi... thì bệnh lao phổi có thể dễ dàng lây nhiễm. Các vi khuẩn lao phổi phát tán ra môi trường bên ngoài, xâm nhập vào cơ thể và có thể nhanh chóng phát triển, hình thành bệnh lao phổi ở người khác.
Người bình thường hoàn toàn có thể bị lây virus lao phổi qua các vết trầy, xước, các vết thương hở lúc tiếp xúc, cọ xát, va quẹt với người bị bệnh. Do đó, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh khi người bệnh có những vết thương hở trên cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh lao phổi sẽ cao hơn nếu người bình thường sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi. Dùng khăn chung, dùng bát đũa... là những con đường dễ lây nhiễm bệnh lao phổi từ người bệnh sang người bình thường.
Khi sống chung với người bệnh lao phổi, nếu thấy trong người có triệu chứng bất thường thì bạn cần đi khám sớm để phát hiện cũng như điều trị kịp thời nếu trong trường hợp đã bị lây nhiễm.
Bệnh lao phổi có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên không hoàn toàn 100% trường hợp trẻ bị lao phổi đều bị lây lao phổi từ mẹ. Khi mẹ mắc bệnh phải được theo dõi và thực hiện những chỉ định của bác sĩ để tránh tối đa nguy cơ truyền nhiễm lao phổi sang con.
Bệnh lao phổi có thể lây qua đường tình dục dễ dàng. Trong lúc quan hệ, hai người có thể hôn nhau, trò chuyện, từ đó vi khuẩn gây lao phổi có thể truyền qua tuyến nước bọt, hơi thở từ đó dẫn đến truyền nhiễm lao phổi cho người còn lại.
Hạn chế tiếp xúc gần với những người bị bệnh lao. Nếu trong trường hợp bất khả kháng, hãy đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ. Thường xuyên rửa tay với chất sát trùng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt và mất vệ sinh.
Tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách duy trì chế độ ăn hợp lý, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Ăn nhiều khẩu phần rau xanh và hoa quả mỗi ngày.
Nếu do một số nguyên nhân nào đó làm bạn không thể ăn, hãy uống các thực phẩm chức năng giàu chất chống oxy hóa hoặc các vitamin tổng hợp sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Các chất chống oxy hóa sẽ giúp chống lại các gốc tự do sản sinh trong tế bào mang bệnh và giúp tái tạo tế bào.
Bạn cần kết hợp tốt tất cả các thành phần của thực phẩm để tăng sức đề kháng, có một cơ thể khỏe mạnh. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu carbohydrate, protein, vitamin và chất béo để duy trì hệ miễn dịch của cơ thể.
Hãy tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Chăm chỉ đi bộ ít nhất 45 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn nâng cao sức khoẻ tốt hơn. Tập luyện thể dục sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Luôn giữ gìn vệ sinh dù ở bất cứ nơi nào. Rửa tay với xà phòng có tính khử trùng thường để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng xịt sát khuẩn toàn thân thường xuyên. Khi phải tiếp xúc nhiều với bệnh nhân, bạn không nên bỏ qua thói quen đơn giản này.
Bạn có thể không nhận thức được rằng stress có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh trong đó có bệnh lao. Do vậy, bạn nên hạn chế để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng. Bởi một khi cơ thể bị stress sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.
Ngoài ra, bạn có thể dành vài phút để ngồi thiền mỗi ngày. Cách này vừa giúp bạn giảm căng thẳng vừa tăng cường hệ miễn dịch.
Giấc ngủ rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, tái tạo các cơ quan chức năng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Hãy tránh xa những thực phẩm gây mất ngủ, đồng thời cố gắng ăn những thực phẩm giúp ngủ ngon.
Bệnh lao phổi rất dễ lây từ người này sang người khác. Do đó, qua bài viết trên đây, hy vọng quý đọc giả của nhà thuốc Long Châu có thể có thêm kiến thức về các con đường lây lan của bệnh lao phổi, từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh lao tốt nhất, phù hợp nhất.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp