Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được nước mắm không? Những lưu ý khi ăn nước mắm

Ngày 21/08/2024
Kích thước chữ

Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt. Loại gia vị này giúp cho món ăn thêm đậm đà và hợp khẩu vị. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn nước mắm, đặc biệt là những người có vấn đề về sức khỏe. Vậy tiểu đường có ăn được nước mắm không?

Khi bị tiểu đường, bệnh nhân có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như tai biến mạch máu não, tim mạch, suy thận, mù mắt, liệt dương… Để ổn định lượng đường huyết, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và lịch trình tập luyện. Trong khi đó, nước mắm là gia vị được hầu hết các gia đình Việt lựa chọn khi chế biến món ăn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bị tiểu đường có ăn được nước mắm không và cần lưu ý gì khi ăn nước mắm.

Tìm hiểu chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết trong nước mắm

Để xác định liệu người bệnh tiểu đường có ăn được nước mắm không, chúng ta cần xem xét chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) có trong nước mắm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Chỉ số đường huyết (GI): Chỉ số này giúp đánh giá tốc độ tăng đường huyết sau khi tiêu thụ thực phẩm. Cụ thể như sau:

  • Đường huyết tăng chậm: GI từ 0 đến 55;
  • Đường huyết tăng vừa phải: GI từ 56 đến 69;
  • Đường huyết tăng nhanh: GI từ 70 trở lên.

Tải lượng đường huyết (GL): Chỉ số này đo lường mức độ tăng đường huyết sau 2 giờ tiêu thụ 100g thực phẩm bất kỳ. Cụ thể là:

  • Đường huyết tăng ít: GL từ 0 đến 10;
  • Đường huyết tăng vừa phải: GL từ 11 đến 19;
  • Đường huyết tăng cao: GL từ 20 trở lên.

Theo nghiên cứu, nước có chỉ số GI và GL rất thấp (gần như bằng 0). Con số này cho thấy việc tiêu thụ nước mắm không ảnh hưởng đáng kể đến mức đường huyết. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn nước mắm mà không lo ngại.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được nước mắm không? Những lưu ý khi ăn nước mắm 1
Nước mắm có chỉ số GI và GL gần như bằng 0

Giải đáp: Mắc bệnh tiểu đường có ăn được nước mắm không?

Đáp án của thắc mắc tiểu đường có ăn được nước mắm không là có thể. Nước mắm có chỉ số đường huyết và tải lượng đường thấp, hầu như bằng không nên việc ăn nước mắm sẽ không làm tăng nguy cơ khiến lượng đường huyết tăng đột ngột hay tăng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải với khối lượng phù hợp nhằm mục đích ngăn ngừa cơ thể bị dư thừa lượng muối và tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Dù người bị tiểu đường có thể ăn nước mắm nhưng không thể ăn quá nhiều vì loại gia vị này không an toàn với sức khỏe. Thành phần của nước mắm chứa nhiều muối natri. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân nghĩ rằng họ cần hạn chế ăn đường, thức ăn ngọt mà quên mất việc kiểm soát lượng muối nạp vào cũng như các gia vị mặn. Sai lầm này khiến chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh đái tháo đường gặp nhiều thiếu sót.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được nước mắm không? Những lưu ý khi ăn nước mắm 2
Tiểu đường có ăn được nước mắm không?

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ bị tăng cholesterol, bệnh lý về tim mạch, rối loạn lipid máu. Nếu không kiểm soát tốt năng lượng hấp thụ vào cơ thể, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 1500 calo mỗi ngày và cần ăn càng nhạt càng tốt.

Việc hấp thu lượng natri quá mức cho phép làm tăng khả năng cao huyết áp, thúc đẩy khởi phát biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường như rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn là đột tử. Đây là điều hết sức cần chú ý bởi tim mạch nằm trong danh sách các biến chứng phổ biến thường gặp và có đến 32.2% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 gặp phải.

Chính vì thế, thay vì tiêu thụ quá nhiều nước mắm, bệnh nhân cần thận trọng, kiểm soát liều lượng ở mức hạn chế. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác lượng gia vị mình có thể tiêu thụ là bao nhiêu và tuân thủ nghiêm ngặt để bảo vệ cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được nước mắm không? Những lưu ý khi ăn nước mắm 3
Bệnh lý tim mạch là biến chứng phổ biến khi bị tiểu đường tuýp 2

Những lưu ý cho người tiểu đường khi ăn nước mắm

Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn nước mắm nhưng cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo sức khỏe:

  • Kiểm soát lượng muối: Nước mắm chứa nhiều muối, có thể làm tăng huyết áp và gây ra các vấn đề về tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế lượng muối tiêu thụ hàng ngày để tránh các biến chứng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khuyến nghị rằng, mỗi người bị tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 2 muỗng cà phê nước mắm, tương đương với 8ml mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Chọn loại nước mắm ít đường: Một số loại nước mắm có thể chứa đường hoặc các chất tạo ngọt. Bạn hãy chọn loại nước mắm không có đường hoặc ít đường để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Đọc thành phần sản phẩm: Trên nhãn chai nước mắm sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về thành phần chất bảo quản, đường, chất tạo mùi, tạo màu, chất điều vị. Bạn hãy tránh xa các loại nước mắm có chứa chất trên để không tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường vì dung nạp lượng đường cũng như các chất gây hại quá mức cho phép.
  • Sử dụng nước mắm vừa phải: Dù nước mắm có thể tăng thêm hương vị cho món ăn nhưng bạn nên sử dụng một cách vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Chế biến đúng cách: bạn có thể giảm độ mặn của nước mắm bằng cách pha thêm nước lọc, từ đó giúp cơ thể hạn chế việc dung nạp lượng natri quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Thay thế bằng nước mắm chay: Nguồn gốc của nước mắm chay là hoàn toàn từ thực vật, không chứa chất béo bão hòa nên rất an toàn cho sức khỏe tim mạch của bệnh nhân đái tháo đường. Mặc dù vậy, nước mắm chay vẫn có hàm lượng muối natri cao, có nguy cơ tăng huyết áp nếu dùng quá liều lượng. Bạn vẫn cần kiểm soát việc ăn nước mắm chay để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
  • Chế biến cùng thực phẩm giàu chất xơ và protein: Bổ sung nhiều chất đạm và chất xơ có lợi ích kiểm soát đường huyết cho cơ thể nhờ cơ chế làm chậm quá trình chuyển hóa trong ruột. Bạn có thể ăn nước mắm cùng thịt gia cầm đã loại bỏ da, rau xanh, đậu phụ…
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được nước mắm không? Những lưu ý khi ăn nước mắm 4
Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 5ml nước mắm mỗi ngày

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được câu trả lời chi tiết khi không biết tiểu đường có ăn được nước mắm không. Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh tiểu đường. Do đó, bạn hãy cẩn trọng trong việc xây dựng thực đơn, sử dụng nước mắm hạn chế để bảo vệ sức khỏe nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin