Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhân viêm khớp có ăn được tôm không?

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ

Thực phẩm có thể giúp bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp nhanh phục hồi nhưng cũng có thể khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng. Trước khi ăn bất cứ thực phẩm gì, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thực phẩm đó có khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng hay không. Vậy viêm khớp có ăn được tôm không?

Viêm khớp là một bệnh lý về khớp khá phổ biến và nhiều người mắc phải. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hay các phương pháp khác, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình phục hồi bệnh. Liên quan đến chế độ dinh dưỡng, người bị viêm khớp rất quan tâm đến thông tin bệnh nhân nên ăn gì và kiêng gì. Một trong số những câu hỏi thường gặp là viêm khớp có ăn được tôm không?

Viêm khớp là bệnh gì?

Trong cơ thể con người, các khớp làm nhiệm vụ kết nối các xương, tạo thành một hệ xương khớp hoàn chỉnh. Có tất cả khoảng 250 - 350 khớp khác nhau trên cơ thể con người. Bất kỳ loại khớp nào trong số này cũng có thể bị viêm. Viêm khớp là bệnh lý về xương khớp khá thường gặp. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi, người thường xuyên vận động mạnh với cường độ cao sẽ có nguy cơ cao hơn.

Viêm khớp là tình trạng một hoặc nhiều khớp trên cơ thể bị sưng viêm gây đau đớn, giảm khả năng vận động của các khớp. Kèm theo đó là tình trạng các khớp nóng, đỏ. Viêm khớp ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể từ chức năng nhai nuốt, chức năng nói, chức năng đi lại,... Có hai loại viêm khớp thường gặp nhất gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công màng hoạt dịch của khớp, khiến màng hoạt dịch tổn thương. Bệnh gây sưng đau, tràn dịch khớp,...
  • Viêm xương khớp thường gặp hơn cả. Bệnh xảy ra khi sụn khớp, dây chằng, đầu xương, bao hoạt dịch,... bị tổn thương. Khi bị viêm xương khớp, người bệnh sẽ bị đau, hạn chế vận động. Tổn thương khớp nặng có thể gây trật khớp, lệch xương,...

Để giảm triệu chứng đau nhức, giúp khớp nhanh phục hồi và hạn chế biến chứng, ngoài việc điều trị kịp thời, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống.

viem-khop-an-tom-duoc-khong-2.jpg
Viêm khớp có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta

Chọn thực phẩm quan trọng thế nào với người viêm khớp?

Cần khẳng định một thực tế, không một chế độ ăn uống nào có thể giúp chữa dứt điểm và chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, một số thực phẩm đã được chứng minh có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ khớp, hỗ trợ phục hồi cấu trúc khớp bị tổn thương. Ngược lại, cũng có những thực phẩm khiến triệu chứng viêm khớp thêm trầm trọng.

Ngoài ra, có một số thực phẩm chứa dưỡng chất quan trọng và cần thiết với sự phục hồi và tái tạo sụn khớp hay xương dưới sụn. Chúng cũng giúp duy trì và củng cố cấu trúc khớp, xương chắc khỏe. Khi khớp xương được củng cố sức mạnh từ bên trong, khớp sẽ cải thiện khả năng tự phục hồi sau tổn thương do viêm.

Nguồn dinh dưỡng dồi dào từ những thực phẩm phù hợp cũng sẽ giúp tăng cường thể chất, tăng đề kháng cơ thể. Việc này giúp cơ thể người bệnh viêm khớp đáp ứng tốt hơn với các biện pháp chữa bệnh của bác sĩ đưa ra. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm phù hợp trong chế độ ăn uống cũng là một các hiệu quả để hỗ trợ kiểm soát viêm, giảm nhẹ triệu chứng đau đớn, khó chịu của bệnh viêm khớp.

Viêm khớp có ăn được tôm không?

Quay trở lại với câu hỏi viêm khớp có ăn được tôm không, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: Người bệnh viêm khớp không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối tôm trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn tôm với lượng rất ít. Nếu có thể kiêng hoàn toàn tôm trong khi điều trị bệnh thì càng tốt. Tôm nằm trong nhóm thực phẩm có tính hàn cao. Vì vậy, nếu ăn nhiều tôm, tình trạng đau và sưng viêm sẽ trầm trọng hơn.

viem-khop-an-tom-duoc-khong-3.jpg
Bệnh nhân bị viêm khớp nên kiêng ăn tôm để hỗ trợ điều trị bệnh

Tôm là một trong số những thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao nhất. Khi hấp thụ vào cơ thể purin sẽ chuyển hóa thành acid uric. Nồng độ acid này trong cơ thể và trong các khớp xương tăng cao sẽ làm tăng triệu chứng của bệnh viêm khớp đồng thời cản trở quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, tôm cũng chứa nhiều i-ốt, khi vào trong cơ thể người bệnh, i-ốt sẽ khiến triệu chứng viêm khớp thêm nặng hơn.

Ngoài tôm, viêm khớp nên kiêng gì?

Viêm khớp có ăn được tôm không có lẽ đến đây bạn đã có câu trả lời. Nhưng ngoài tôm, người bị viêm khớp còn nên kiêng gì? Đó là những thực phẩm như:

  • Các loại hải sản khác như mực, cá biển, ngao sò,... Tùy từng tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể phải kiêng các loại hải sản khác nhau. Vì vậy, tốt nhất hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ khi khám bệnh.
  • Thịt gà, nhất là da gà có chứa nhiều kẽm có thể khiến cấu trúc sụn bị tổn thương yếu thêm, khiến các cơn đau khớp thêm trầm trọng.
  • Thịt đỏ và nội tạng động vật với hàm lượng phốt pho cao khiến các cơn đau khớp đến dồn dập.
  • Đồ ăn chế biến sẵn như thịt muối, thịt hộp, xúc xích với nhiều chất béo bão hòa và phốt pho cũng kích thích phản ứng viêm khớp.
  • Đồ ăn nhiều muối có thể khiến các tế bào bị tích nước nhiều và sưng lên. Điều này sẽ làm tăng cảm giác đau nhức ở bệnh nhân viêm khớp.
  • Theo nghiên cứu, các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng cũng có thể kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Ngoài ra, đồ ăn lên men, đồ ăn nhiều đường, đồ uống có cồn đều không tốt cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe xương khớp.
viem-khop-an-tom-duoc-khong-4.jpg
Viêm khớp có ăn được tôm không và nên kiêng gì bạn đã biết rồi chứ?

Bệnh nhân viêm khớp nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm cần kiêng, người bị viêm khớp cũng nên biết một số thực phẩm tốt cho quá trình điều trị bệnh như:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi chứa hàm lượng omega-3 dồi dào giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh viêm khớp, giảm triệu chứng viêm và thúc đẩy phục hồi chức năng sụn khớp. Người bệnh cũng có thể sử dụng dầu cá omega-3 - đây là thực phẩm chức năng có đặc tính chống viêm tốt.
  • Các loại trái cây, rau củ giàu vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tăng đề kháng cơ thể, chống oxy hóa và tăng cường khả năng phục hồi của các khớp bị viêm. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ nhà cam, ổi, dưa hấu, đu đủ, cà chua,...
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin D cũng có tác dụng làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp. Chúng tốt cho quá trình điều trị và phục hồi khớp bị viêm. Cá hồi, trứng, đậu hũ, sữa chua,... là những thực phẩm giàu vitamin D.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có thêm những hiểu biết nhất định về bệnh viêm khớp cũng như giải đáp cho câu hỏi viêm khớp có ăn được tôm không. Lựa chọn những thực phẩm phù hợp để rút ngắn quá trình điều trị bệnh viêm khớp, nhưng cũng có nguy cơ góp phần khiến bệnh trở nặng nếu chọn sai thực phẩm. Bạn cần duy trì thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.

Xem thêm: Viêm khớp liên mấu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin