Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh polyp mũi ở trẻ em là gì và điều trị thế nào?

Ngày 16/09/2019
Kích thước chữ

Polyp mũi ở trẻ em tương đối hiếm gặp trên thực tế lâm sàng, đa số polyp phát triển ở một bên hốc mũi. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Polyp mũi là bệnh thường gặp ở người lớn và hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn có một phần nhỏ trẻ em mắc bệnh và có tỷ lệ tái phát cao hơn cả người lớn. Vì polyp mũi có liên quan mật thiết đến các bệnh lý khác nên việc điều trị tích cực là cần thiết.

Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là bệnh lành tính thường gặp ở mũi, là kết quả của tình trạng các mô bị phù nề do phản ứng viêm lâu ngày của niêm mạc trong khoang và xoang mũi, gây tắc nghẽn mũi mãn tính. Polyp mũi ở trẻ em có xu hướng xuất hiện ở xoang hàm trên, xoang sàng, cuốn mũi giữa và lỗ mũi giữa, trong đó polyp lỗ mũi của xoang hàm nhô vào vòm họng là phổ biến nhất ở trẻ em.

Polyp mũi là một bệnh tương đối phổ biến, xảy ra ở 1 - 4% dân số nói chung, nhưng hiếm khi được mô tả ở trẻ em. Tỷ lệ mắc polyp mũi ở trẻ em thấp hơn ở người lớn, hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp polyp mũi trưởng thành có thể là biểu hiện của một quá trình đã bắt đầu từ khi còn nhỏ hoặc thanh thiếu niên.

Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? 2
Polyp mũi là một hoặc nhiều khối u mô nằm trong mũi xoang

Nguyên nhân gây polyp mũi ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra polyp mũi vẫn chưa rõ ràng nhưng lại có liên quan chặt chẽ đến bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang tái phát lâu ngày và xơ nang. Đây là những đối tượng dễ mắc polyp mũi nhất.

Bất thường về cấu trúc mũi

Ở trẻ em, cấu trúc khoang mũi đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện, các vấn đề bất thường xảy ra như lệch vách ngăn mũi, lỗ mũi giữa hẹp, rối loạn chức năng đường mi,… là những nguyên nhân chính gây ra bệnh polyp mũi ở trẻ em.

Viêm dị ứng

Viêm mũi xoang mãn tính, viêm mũi xoang do dị ứng nấm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn tăng bạch cầu ái toan, phì đại vòm họng,... là những bệnh lý gây viêm và tắc nghẽn bên trong mũi do niêm mạc bị phù nề, tạo áp lực âm và tăng tình trạng thiếu oxy trong xoang, kích thích sản xuất chất nhầy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Polyp mũi ở trẻ em dường như xảy ra dưới dạng phản ứng viêm đối với nhiễm trùng do vi khuẩn. Tình trạng viêm dai dẳng khiến niêm mạc thường xuyên tổn thương và hình thành polyp mũi.

Polyp Killian

Polyp Killian hay còn gọi là polyp antrochoanal, là những khối lành tính phát sinh từ niêm mạc xoang hàm trên, phát triển và lan đến mũi.

Bệnh hệ thống

Bệnh xơ nang, xoang phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, hội chứng Churg-Strauss,... là những bệnh hệ thống liên quan đến polyp mũi. Trong đó, xơ nang là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra polyp mũi ở trẻ em.

Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? 3
Viêm do nhiễm trùng là một trong các yếu tố phát triển polyp mũi

Triệu chứng polyp mũi ở trẻ em

Polyp mũi có xu hướng xảy ra ở cả hai bên và phổ biến hơn ở người lớn. Polyp lỗ mũi xoang hàm có xu hướng xảy ra cục bộ một bên, thường xuất phát từ thành trong trước của xoang hàm và nhô ra phía sau mũi, thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Nghẹt mũi: Các polyp mũi chiếm 1 khoảng không gian bên trong mũi khiến bệnh nhân lưu thông khí kém, trẻ em có thể nghẹt mũi mạn tính một bên hay hai bên, từng cơn hay liên tục và ngáy khi ngủ là những triệu chứng polyp mũi thường gặp nhất ở trẻ em.
  • Nước mũi chảy nhiều: Nước mũi chảy nhiều cũng là triệu chứng thường gặp, dịch tiết ra nhầy dính hoặc có mủ.
  • Rối loạn chức năng khứu giác: Polyp mũi tắc nghẽn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi ở vùng khứu giác như giảm hoặc mất khứu giác.
Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? 4
Nghẹt mũi, chảy mũi là triệu chứng thường gặp ở polyp mũi

Biến chứng polyp mũi ở trẻ em

Đối với những người có polyp mũi lớn, nếu tồn tại lâu ngày và không có biện pháp điều trị hiệu quả sẽ chèn ép khoang mũi, gây tổn hại lớn cho khoang mũi và não. Polyp mũi rất nguy hiểm, gây biến dạng nặng và các tổn thương bao gồm:

Tắc ống Eustachian

Đối với gây ra triệu chứng viêm tai giữa tiết dịch, giảm thính lực, ù tai tần số thấp,…

Tai và mũi của con người có mối liên hệ mật thiết với nhau qua ống Eustachian, khi bị polyp mũi, đặc biệt là polyp lỗ mũi xoang hàm nhô vào vòm họng sẽ gây tắc ống Eustachian. Nếu không có biện pháp điều trị tích cực sẽ gây ra viêm tai giữa, giảm thính lực, ù tai tần số thấp, đôi khi dẫn đến mất tập trung. Các triệu chứng như đau tai âm ỉ, ù tai từng đợt nhẹ.

Biến dạng cấu trúc xoang

Những polyp phát triển nhanh và có kích thước lớn sẽ chèn ép và phá hủy thành xoang hoặc cấu trúc bên trong khoang mũi, sau đó xâm lấn vào hốc mắt, xoang trán, hố sọ trước, xoang bướm, hố sọ giữa và các bộ phận khác. Ngoài ra, phần mũi bên ngoài cũng có thể bị biến dạng do polyp mũi quá lớn.

Viêm họng

Khi bệnh nhân bị polyp mũi không được điều trị kịp thời sẽ bị viêm họng liên cầu khuẩn. Hậu quả là người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa, khô, rát, cảm giác có dị vật trong họng, nuốt đau, tiết nhiều nước bọt; nếu người bệnh có sức khỏe yếu hoặc trẻ em sẽ có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn,... sẽ xuất hiện.

Tái phát viêm xoang

Theo thời gian, kích thước của polyp mũi không ngừng tăng lên, khi tăng đến mức nhất định sẽ cản trở sự thông khí và thoát nước của xoang, dẫn đến dịch tiết xoang không được thoát ra tốt, khiến viêm xoang trở nên trầm trọng hơn.

Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? 5
Polyp mũi khiến viêm xoang tái phát nhiều lần và ngược lại

Polyp mũi ở trẻ em điều trị như thế nào?

Liệu pháp dùng thuốc

Chủ yếu là điều trị bằng glucocorticoid, vì việc sử dụng hormone có ảnh hưởng nhất định đến trẻ em nên cần có sự điều chỉnh liều và tần suất sử dụng hợp lý.

  • Polyp mũi nhỏ: Có thể sử dụng corticoid xịt mũi hai lần một ngày trong khoảng 4 tuần để giảm kích thước polyp. Nếu polyp biến mất có thể cân nhắc ngừng thuốc sau khi giảm liều lượng corticoid. Tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột.
  • Polyp mũi trung bình hay lớn: Cần uống corticoid vào buổi sáng và kèm xịt mũi corticoid hai lần một ngày. Sử dụng kháng sinh hợp lý để chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Liệu pháp phẫu thuật

Trẻ không đáp ứng với điều trị bảo tồn bằng thuốc nên cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật. Hiện nay phương pháp chủ đạo là cắt polyp xoang nội soi, cắt bỏ hoàn toàn mô polyp và hạn chế tổn thương niêm mạc mũi để ngăn ngừa tái phát.

Polyp mũi khó điều trị dứt điểm và tỷ lệ tái phát cao sau phẫu thuật nên cần được theo dõi chặt chẽ cũng như dùng thuốc theo lời dặn của bác sĩ sau phẫu thuật. Hiện nay người ta cho rằng trẻ em dưới 10 tuổi rất dễ tái phát sau phẫu thuật, nhưng tỷ lệ tái phát giảm đáng kể sau 10 tuổi. Việc polyp mũi tái phát khiến người bệnh lại phải chịu đựng bệnh tật cả về thể xác lẫn tinh thần, gây sự khó chịu, mệt mỏi, lo lắng. Vì polyp mũi hiếm khi xuất hiện đơn lẻ và thường liên quan đến các bệnh mũi mãn tính nên cần điều trị chống dị ứng sau phẫu thuật, đồng thời dùng thuốc điều trị các bệnh mũi mãn tính như viêm mũi, viêm xoang để cải thiện dần môi trường bên trong mũi và ngăn chặn các yếu tố gây bệnh polyp mũi, từ đó làm giảm khả năng tái phát polyp mũi. Trong quá trình này, người bệnh cần tái khám định kỳ (theo lời khuyên của bác sĩ) và lâu dài (6 tháng/lần).

Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? 6
Tùy vào mức độ bệnh mà cân nhắc dùng thuốc hay phẫu thuật cho polyp mũi ở trẻ em

Polyp mũi ở trẻ em là một bệnh viêm mãn tính ảnh hưởng đến khoang mũi và các xoang cạnh mũi. Đây là một tình trạng hiếm gặp ở trẻ em nhưng tỉ lệ tái phát trước 10 tuổi khá cao. Vì polyp mũi khởi phát có liên quan đến dị ứng và viêm mũi lâu ngày nên bạn nên tập thể dục thường xuyên hơn để tăng sức đề kháng. Một chế độ ăn uống cân bằng cũng rất quan trọng, đối với trẻ em bị viêm mũi dị ứng, nên tránh các thực phẩm gây dị ứng, đồng thời tích cực điều trị các bệnh dị ứng như hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin