Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu và lưu ý khi điều trị

Ngày 02/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh rung nhĩ có thể gây nhiều biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy bệnh rung nhĩ sống được bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh là gì? Tìm hiểu ngay.

Rung nhĩ là một dạng bệnh rối loạn nhịp tim nhanh, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, bệnh rung nhĩ sống được bao lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về bệnh rung nhĩ trong bài viết dưới đây.

Rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là một trong những bệnh lý về rối loạn nhịp tim thường gặp, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi (thường là trên 60 tuổi). Trong trường hợp này, nhịp tim của bệnh nhân đập không đều, hỗn loạn ngay cả khi nghỉ ngơi. Bệnh này có thể được phân loại thành 4 loại:

  • Rung nhĩ kịch phát: Loại này thường bắt đầu và kết thúc đột ngột trong thời gian ngắn như vài phút hoặc kéo dài đến nhiều giờ, nhiều ngày. Cơn này có thể tự kết thúc mà không cần can thiệp điều trị của bác sĩ. Triệu chứng thường gặp là cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi và khó thở. Nếu cơn rung nhĩ kéo dài, nguy cơ đột quỵ não càng cao.
  • Rung tâm nhĩ dai dẳng: Đây là loại rung nhĩ tim kéo dài hơn một tuần. Để khôi phục nhịp đập bình thường, người bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị hoặc các phương pháp can thiệp đặc biệt như "sốc điện chuyển nhịp".
  • Rung nhĩ kéo dài: Là tình trạng rung nhĩ kéo dài hơn 12 tháng.
  • Rung nhĩ vĩnh viễn: Trong trường hợp này, tim không thể trở lại nhịp đập bình thường. Các phương pháp điều trị có thể không hiệu quả và bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc để kiểm soát các triệu chứng.
Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu và lưu ý khi điều trị 1
Rung nhĩ là một trong những bệnh lý về rối loạn nhịp tim thường gặp

Dấu hiệu mắc bệnh rung nhĩ thường gặp

Triệu chứng của rung nhĩ không rõ ràng, đôi khi nó chỉ được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng sau:

  • Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Thấy mình hụt hơi, nhịp tim lệch hoặc không đều.
  • Khó thở tăng khi vận động mạnh.
  • Cảm giác lâng lâng, chóng mặt, hoặc thậm chí cảm giác muốn ngất xỉu.
  • Giảm khả năng gắng sức, cảm thấy yếu đuối, dễ mệt mỏi.
  • Cảm thấy nặng ngực, có cảm giác tức ngực hoặc đau ngực.

Ngoài ra, rung nhĩ cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ não. Đôi khi, bệnh nhân chỉ nhận ra mình bị rung nhĩ sau khi nhập viện vì một cơn đột quỵ.

Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu và lưu ý khi điều trị 2
Người bệnh có thể có biểu hiện hụt hơi, khó thở

Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu?

Không có con số cụ thể nào có thể dự đoán chính xác tuổi thọ của người bị rung nhĩ. Tuổi thọ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Thời điểm phát hiện bệnh: Phát hiện sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng đến điều trị và kiểm soát các biến chứng, như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy tim.
  • Tuân thủ điều trị: Việc tuân thủ đúng đắn điều trị và kiểm soát nguy cơ các biến chứng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ.
  • Rung nhĩ vô căn: Ít nguy hiểm hơn vì không liên quan đến các vấn đề tim mạch, vì vậy tuổi thọ không thay đổi nhiều.
  • Rung nhĩ kịch phát: Tự giảm đi sau 7 ngày nhưng có thể tái phát mạnh mẽ, gây nguy hiểm.
  • Rung nhĩ dai dẳng: Kéo dài hơn 7 ngày và cần can thiệp y tế để kiểm soát, nếu không có sự can thiệp kịp thời có thể gây tử vong do nhịp tim tăng cao.
  • Rung nhĩ mạn tính: Kéo dài trong nhiều năm, không thể chuyển về nhịp tim bình thường, gây mệt mỏi và tăng nguy cơ huyết khối, dẫn đến việc rút ngắn tuổi thọ.
  • Rung nhĩ thứ phát: Có thể điều trị được và có tiên lượng tốt nếu điều trị các nguyên nhân gốc rõ ràng.
  • Rung nhĩ kèm theo bệnh tim: Kèm theo các bệnh tim mạch khác, có tiên lượng xấu và tuổi thọ giảm đi.

Tóm lại bệnh rung nhĩ sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và không thể dự đoán chính xác.

Phương pháp chẩn đoán rung nhĩ

Để chẩn đoán kịp thời bệnh rung nhĩ sống được bao lâu, một số phương pháp được bác sĩ chỉ định như:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh sử của bệnh nhân, các triệu chứng nghi ngờ về rung nhĩ và tiền căn bệnh lý của bản thân bệnh nhân và gia đình.
  • Khám tim mạch: Bác sĩ sẽ tiến hành khám tim mạch để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
  • Điện tâm đồ thường quy (ECG): Điện tâm đồ là phương pháp chẩn đoán cơ bản nhất được sử dụng để xác định rung nhĩ. ECG ghi lại nhịp tim thông qua các điện cực được dán hoặc gắn trên cơ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, ECG chỉ ghi lại nhịp tim trong một khoảng thời gian ngắn nên có thể bỏ sót các biến chứng nếu bệnh nhân đang không gặp cơn rung nhĩ.
  • Nhật ký điện tâm (Holter ECG): Là một thiết bị nhỏ gọn ghi lại điện tâm tim và có thể được đeo bên người một cách thuận tiện. Nếu bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ về rung nhĩ nhưng triệu chứng không rõ ràng, khó bắt được khi đo ECG, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện điện tâm đồ để ghi lại nhịp tim liên tục trong vòng 24 giờ hoặc nhiều ngày. Việc theo dõi và ghi lại nhịp tim trong thời gian dài sẽ giúp nắm bắt được cơn rung nhĩ.
Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu và lưu ý khi điều trị 3
Bác sĩ có thể chẩn đoán rung nhĩ qua khám lâm sàng

Những phương pháp khắc phục bệnh rung nhĩ

Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị và lối sống sinh hoạt.

Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Một số phương pháp điều trị rung nhĩ phổ biến như:

  • Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: Thuốc kiểm soát nhịp tim giúp điều chỉnh nhịp đập của tim, đưa nó trở lại nhịp đập bình thường hoặc gần bình thường. Các loại thuốc này tác động đến các tín hiệu điện trong tim, kiểm soát tần suất và nhịp độ của tim, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và ngăn chặn suy tim.
  • Thuốc làm loãng máu: Nhóm thuốc này không thể thiếu trong điều trị rung nhĩ để ngăn chặn hình thành cục máu đông. Cục máu đông là một trong những biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ. Thuốc này giảm khả năng đông cứng của máu.
  • Thuốc statin và thuốc huyết áp: Thuốc statin giúp giảm cholesterol, cùng với thuốc huyết áp, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rung nhĩ. Chúng kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp và mức cholesterol cao, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Thay đổi lối sinh hoạt để hỗ trợ cho việc điều trị

Thay đổi lối sống lành mạnh: Thay đổi lối sống cũng rất quan trọng. Tập thể dục đều đặn, giảm cân (nếu có thừa cân hoặc béo phì) và ăn uống lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp, cải thiện chức năng tim và giảm stress. Chế độ ăn giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và ít chất béo bão hòa giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu và lưu ý khi điều trị 4
Điều trị rung nhĩ bằng nhóm thuốc trị rối loạn nhịp tim, huyết áp

Trên đây là những giải đáp thắc mắc bệnh rung nhĩ sống được bao lâu. Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp giúp bạn có cái nhìn khách quan về bệnh lý này, từ đó tìm được phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin