Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không?

Ngày 03/11/2024
Kích thước chữ

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến vào thời điểm thời tiết thay đổi, mưa ẩm. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy, bệnh sốt xuất huyết lây truyền như thế nào? Sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không?

Hiểu rõ sự lây truyền của bệnh sốt xuất huyết từ đó có thể nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh đồng thời kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về bệnh sốt xuất huyết, giải đáp cho câu hỏi “Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không?”. Mời bạn đọc chú ý theo dõi.

Tìm hiểu chung về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính đã không còn quá xa lạ tại Việt Nam. Bệnh do virus Dengue gây ra và muỗi là động vật trung gian lây truyền virus từ người mắc bệnh sang người bình thường. Có khoảng 2,5 tỷ người trên thế giới đang sinh sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết lưu hành. Có thể nói rằng, sốt xuất huyết chính là mối quan ngại lớn nhất đối với sức khỏe của cả cộng đồng trên toàn thế giới vào những năm gần đây. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết có thể khác nhau tùy vào thể trạng của bệnh nhân nặng hay nhẹ. Nếu ở thể nhẹ, bệnh sẽ gây ra một số biểu hiện như:

  • Sốt cao đột ngột từ 39 đến 40 độ C.
  • Đau đầu dữ dội vùng sau nhãn cầu hay vùng trán.
  • Phần lớn các trường hợp đều phát ban, nổi mẩn.

Ngược lại, người bệnh ở thể sốt xuất huyết nặng sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau các vùng bụng và gan một cách đột ngột, dữ dội, các cơn đau có thể tăng dần theo thời gian.
  • Có cảm giác bồn chồn, li bì, mệt mỏi.
  • Số lần đi tiểu giảm dần, số lượng nước tiểu cũng giảm.
  • Chảy máu niêm mạc, chảy máu nội tạng hay chảy máu chân răng, chảy máu mũi cũng như các bộ phận khác.
  • Đi ngoài và nôn ra máu.
  • Suy giảm tiểu cầu.
  • Da bị xung huyết, dễ bầm tím.
  • Xuất huyết nặng, sốc giảm thể tích, suy đa cơ quan.

Phần lớn các trường hợp bệnh sốt xuất huyết có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, ở những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh có các biểu hiện nặng như suy tim, suy thận, chảy máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, rối loạn đông máu,... Sẽ cần được các bác sĩ can thiệp điều trị kịp thời do có tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến các biến chứng của suy đa tạng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Trung bình trong 1 ổ dịch sốt xuất huyết, cứ 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì sẽ có hàng chục trường hợp khác mang virus tiềm ẩn, không có bất cứ triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây sang người khác.

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không?1
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến tại Việt Nam

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không? Bệnh lây truyền như thế nào?

Vậy, bệnh sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Bệnh sốt xuất huyết sẽ không lây trực tiếp qua đường hô hấp hay sự tiếp xúc giữa người với người. Tuy nhiên, nếu sinh sống trong vùng có người đang mắc bệnh, bạn vẫn có nguy cơ mang virus tiềm ẩn rất cao.

Theo đó, bệnh sốt xuất huyết sẽ lây truyền từ người sang người qua vật trung gian chính là muỗi vằn Aedes aegypti. Muỗi vằn đốt người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết từ đó tạo điều kiện cho virus Dengue xâm nhập vào cơ thể muỗi. Muỗi nhiễm virus và đốt người lành, thông qua vết đốt này, virus sẽ đi vào cơ thể con người, gây ra tình trạng nhiễm trùng và khởi phát bệnh sốt xuất huyết. Vì khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết có thể tồn tại trong suốt vòng đời của muỗi nên chúng có khả năng tạo ra sự bùng phát dịch bệnh trên địa bàn rộng, số người mắc bệnh cao.

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không?2
Sốt xuất huyết không lây trực tiếp qua đường hô hấp

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Tiêm vắc xin chính là phương pháp giúp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều các loại vắc xin giúp phòng bệnh sốt xuất huyết có thể tiêm cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi với hiệu lực bảo vệ sức khỏe lên tới 80% và trên 90% nguy cơ nhập viện. Tuy nhiên, song song với việc thực hiện tiêm vắc xin, người dân cần có thêm các biện pháp khác như tiêu diệt và kiểm soát bọ gậy, lăng quăng, muỗi vằn trưởng thành. Người dân cũng cần lưu ý tới môi trường sống xung quanh, đậy kín các bể chứa nước, vệ sinh và lau rửa chum, vại thường xuyên, đồng thời kiểm soát những nơi mà muỗi vằn có thể đẻ trứng như bể cá, lọ hoa, đồ phế thải đọng nước mưa,...

Nằm màn khi ngủ cả ngày và đêm để chống muỗi hiệu quả, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ngoài ra hãy sử dụng các hóa chất diệt côn trùng để diệt muỗi theo hướng dẫn của ngành y tế hoặc dùng xua đập cơ học, màn tẩm hóa chất, hương muỗi, xông khói,...

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không?3
Tiêm vắc xin để phòng tránh sốt xuất huyết từ sớm

Như vậy, sốt xuất huyết có thể lây nhưng sẽ không lây trực tiếp qua đường hô hấp, song, người dân tuyệt đối không nên chủ quan trong việc phòng tránh bệnh. Hãy tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết càng sớm càng tốt đồng thời kết hợp với những biện pháp diệt muỗi khác giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Nếu nghi ngờ cơ thể xuất hiện những triệu chứng bệnh, người dân cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh khiến cho sức khỏe gặp phải các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin