Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không?

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ

Có rất nhiều người vẫn còn thiếu thông tin về căn bệnh thoát vị đĩa đệm, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc điều trị và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem liệu rằng bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không?

Trong một thập kỷ gần đây, bệnh thoát vị đĩa đệm đã nổi lên như một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Một trong những câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: Bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không? Để giải đáp cho thắc mắc này, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không? Chúng ta cần biết: Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi đĩa đệm trong cột sống trượt ra khỏi vị trí bình thường, gây áp lực và chèn ép vào các cấu trúc như: Ống sống hay các rễ dây thần kinh. Điều này có thể gây ra đau đớn và các triệu chứng khác, tùy thuộc vào vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm.

Mặc dù có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, nhưng thoát vị đĩa đệm thường thấy nhất ở khu vực thắt lưng và cổ do những vị trí này thường phải chịu sự căng thẳng từ các hoạt động hàng ngày. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng, nhưng vẫn còn nguyên vòng bao xơ. Người mắc bệnh có thể có các triệu chứng như: Tê tay, tê chân, nhưng đau đớn chưa rõ ràng, nên thường khó nhận biết.
  • Giai đoạn 2: Vòng bao xơ bắt đầu rách một phần, làm cho nhân nhầy thoát ra ở vị trí vòng sơ bị yếu, đường kính đĩa đệm tăng lên. Tuy nhiên, cơn đau vẫn chưa thể hiện rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Vòng bao xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và gây áp lực lên rễ dây thần kinh. Thường khi đến giai đoạn này, người bệnh mới nhận ra và tìm kiếm sự điều trị sau khi trải qua cơn đau đớn kéo dài.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, khi áp lực lên rễ dây thần kinh kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Cơn đau trở nên dữ dội và đau đớn kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.
Liệu rằng bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không? 1
Bệnh thoát vị đĩa đệm trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến

Bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không?

Liệu rằng bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không? Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh xương khớp phổ biến trên toàn cầu và cũng phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân gốc rễ của bệnh này đa dạng và thường liên quan đến các yếu tố trong cuộc sống hàng ngày. Các yếu tố như: Tuổi tác, quá trình lão hóa, thói quen vận động không đúng cách, sự thừa cân hoặc béo phì, chấn thương, tai nạn, và cả chế độ ăn uống không cân đối có thể đóng vai trò trong phát triển thoát vị đĩa đệm.

Về việc liệu bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không, có sự công nhận rằng căn bệnh này có thể được truyền qua thế hệ, nghĩa là nó có thể xuất hiện ở con cháu nếu bố mẹ có các vấn đề liên quan đến cấu trúc cột sống hoặc tổn thương đĩa đệm. Tuy nhiên, điều này không phải là nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm và tương đối hiếm gặp. Theo thống kê, chỉ có khoảng 10% trong số các trường hợp thoát vị đĩa đệm là do di truyền, trong khi 10% khác có liên quan đến yếu tố cơ địa và 80% còn lại là kết quả của các yếu tố tiêu cực từ môi trường và lối sống.

Liệu rằng bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không? 4
Chỉ có khoảng 10% trong số các trường hợp thoát vị đĩa đệm là do di truyền

Những người có tiền sử gia đình về bệnh thoát vị đĩa đệm nên đặc biệt chú ý đến các thói quen vận động, chế độ ăn uống và hạn chế việc sử dụng rượu, thuốc lá để giảm nguy cơ phát triển bệnh theo hướng tiêu cực. Thoát vị đĩa đệm thường bắt đầu mơ hồ và diễn tiến kéo dài, làm cho việc nhận biết và phân biệt nó với các bệnh xương khớp khác trở nên khó khăn.

Biểu hiện bị thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị thoát ra và cách mà nó tác động lên các dây thần kinh. Triệu chứng đau sẽ chỉ xuất hiện khi nhân nhầy ở vùng trung tâm của đĩa đệm bị thoát ra và tạo áp lực lên mô xung quanh chứa dây thần kinh. Trong các trường hợp khác, khi đĩa đệm thoát vị, phần nhân đĩa đệm lồi ra ngoài và tác động lên các mô xung quanh, gây kích thích và tạo nên một phản ứng viêm nhiễm. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị, sẽ có ảnh hưởng đối với hệ thần kinh, cơ xương liên quan, và gây ra các triệu chứng đặc trưng.

Biểu hiện bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau thắt lưng đột ngột và cực kỳ dữ dội.
  • Đau âm ỉ lan tỏa ở khu vực thắt lưng, mang theo một cảm giác đau buốt đặc trưng.
  • Không thuận tiện trong việc thực hiện các cử động uốn lưng hoặc cúi thấp trở nên khó khăn.
  • Đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa, lan tỏa theo hình dạng vòng cung về phía trước của ngực và dọc theo vùng bên trong của sườn.
  • Cảm giác tê hoặc yếu ở cả hai chi, đặc biệt là ở ngón cái có khả năng gặp khó khăn trong việc gập và duỗi. Tình trạng này thường thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
  • Gia tăng sự đau đớn khi ngồi lâu, nằm nghiêng, ho, hắt hơi, hoặc khi đại tiện. Người bệnh có xu hướng cố gắng đứng vẹo người về một bên để giảm đau.

Biểu hiện bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Đau hoặc căng cứng ở khu vực cổ, vai gáy, và lan đến cả hai bả vai.
  • Cảm giác mệt mỏi và đau nhức dọc theo vùng gáy.
  • Đau đớn và cảm giác tê ở ngón tay cái, cổ tay, và mất cảm giác ở các khu vực này.
  • Sự gia tăng đau khi xoay cổ, vặn cổ, thực hiện các công việc đòi hỏi cử động cổ nhiều hoặc khi lái xe.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh có thể trải qua đau đầu, nhức đầu, và cảm giác hoa mắt chóng mặt.
  • Hạn chế về khả năng di chuyển của cánh tay do sự suy giảm sức mạnh cơ bắp, gây khó khăn trong việc cầm nắm các đồ vật.
  • Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng và trở nên nghiêm trọng khi cổ bị nghiêng, xoay, cúi, ngửa đầu, hoặc hắt hơi.
Liệu rằng bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không? 3
Người bệnh có thể bị hoa mắt chóng mặt

Việc nhận biết và điều trị sớm có vai trò quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách hạn chế mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm, hãy tuân thủ các biện pháp sau đây:

  • Tập thể dục đều đặn: Hãy thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như: Bơi lội, yoga, hoặc đi bộ để tăng cường sự linh hoạt của khớp và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm từ khi còn trẻ.
  • Giữ tư thế đúng cách: Nếu bạn phải ngồi nhiều trong công việc, hãy giữ tư thế đúng cách và thường xuyên đứng dậy để vận động cơ thể.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng trong giới hạn hợp lý sẽ giảm áp lực lên cột sống và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.
  • Tránh nâng vật quá nặng: Hãy sử dụng kỹ thuật đúng cách khi nâng vật nặng và tránh nâng quá sức.
  • Chăm sóc dinh dưỡng: Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường việc tiêu thụ thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3 để củng cố sức khỏe của đĩa đệm và xương khớp.
  • Hạn chế hút thuốc và rượu bia: Thuốc lá và cồn có thể làm giảm sự tiếp nhận oxy và dinh dưỡng của đĩa đệm, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Tránh cử động gây đau đớn: Nếu bạn có triệu chứng, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ và tránh các cử động gây đau đớn.
  • Giữ ấm trong thời tiết lạnh: Khi thời tiết lạnh, hãy giữ ấm cho vùng cổ, vai và lưng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng, và nếu cần, tìm cơ sở y tế uy tín để điều trị.
  • Kết hợp dùng thực phẩm chức năng: Cốt Thoái Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe cung cấp dưỡng chất quan trọng cho khớp, giúp giảm triệu chứng viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp do sự mất độ ẩm, và tăng cường sức khỏe của xương khớp.
Liệu rằng bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không? 5
 Cốt Thoái Vương cung cấp dưỡng chất quan trọng cho khớp

Tóm lại, việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh này có thể giúp giảm nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm và bảo vệ sức khỏe của cột sống.

Thông qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ các biện pháp phòng tránh có thể giảm nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm đáng kể.

Xem thêm: Mổ thoát vị đĩa đệm có bị liệt không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin