Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh ung thư vú có di truyền không? Các yếu tố nguy cơ ung thư vú

Ngày 22/09/2023
Kích thước chữ

Bệnh ung thư vú đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trên toàn thế giới. Việc phòng ngừa và ngăn chặn các yếu tố ung thư vú tiềm ẩn, giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn. Bài viết cung cấp thông tin trả lời cho thắc mắc "bệnh ung thư vú có di truyền không?".

"Bệnh ung thư vú có di truyền không?" là nỗi lo lắng của nhiều người, khi phát hiện gia đình có người bị ung thư vú. Cùng tìm hiểu thông tin về các yếu tố nguy cơ và nhận biết dấu hiệu ung thư vú.

Tổng quan về bệnh ung thư vú

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "bệnh ung thư vú có di truyền không?", cùng tìm hiểu qua về định nghĩa và dấu hiệu của bệnh.

Bệnh ung thư vú được chẩn đoán, khi phát hiện các tế bào ung thư nằm trong vùng mô tuyến vú, thường là trong các ống dẫn vú. Các tế bào ung thư này sau đó có thể tăng sinh không kiểm soát, tạo thành các u hạt và di căn ra khắp các cơ quan trong cơ thể.

Thường xuyên kiểm tra vú và theo dõi các dấu hiệu bệnh ung thư vú, nhằm phát hiện sớm và kịp thời có phương án điều trị. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Sờ thấy khối u ở vú, quanh vú hay vùng nách gần đó.
  • Núm vú chảy dịch bất thường, có thể có cả máu.
  • Da vú dày lên.
  • Thường xuyên đau nhức vùng vú.
  • Núm vú thụt vào trong.
  • Da vùng vú và núm vú có vảy, có thể có cả sưng đau.
  • Da vú lõm từng vết giống với vỏ quả cam, còn gọi là bị sần da cam.

Bệnh ung thư vú có di truyền không?

Các báo cáo khoa học cho thấy, một phần nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, là do yếu tố di truyền từ gia đình. Mặc dù ung thư vú không chắc chắn sẽ di truyền theo kiểu từ mẹ sang con, hay giữa anh chị em trong gia đình với nhau. Tuy nhiên, các gen đột biến gây ung thư vú có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Điều đó có nghĩa câu trả lời cho câu hỏi: Bệnh ung thư vú có di truyền không là không di truyền. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có người bị ung thư vú (đặc biệt là mẹ và chị em gái), bạn sẽ có nguy cơ cũng mắc bệnh ung thư vú trong tương lai, cao hơn người bình thường.

Đột biến gen BRCA1 và BRCA2 làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú, kể cả ở nam giới. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố nguy cơ khác, có thể tiến triển đến bệnh ung thư vú như sử dụng nội tiết tố kéo dài sau mãn kinh, có kinh sớm, mãn kinh muộn và thể trạng béo phì.

Bệnh ung thư vú có di truyền không 02
Giải đáp thắc mắc "bệnh ung thư vú có di truyền không?"

Yếu tố nguy cơ bệnh ung thư vú

Vậy là bạn đã biết được bệnh ung thư vú có di truyền không. Nắm bắt được các yếu tố nguy cơ cần biết về ung thư vú giúp bảo vệ sức khỏe chính bạn, các yếu tố bao gồm:

  • Giới tính: Tỷ lệ ghi nhận nữ giới mắc phải bệnh ung thư vú cao hơn ở nam giới.
  • Tuổi tác: Sức khỏe cơ thể suy giảm theo thời gian, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú từ đó cũng tăng lên ở phụ nữ sau 40.
  • Tổn thương vú trước đó: Nếu các xét nghiệm đã phát hiện được tế bào ung thư ở vú trước đó, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
  • Tiền sử bệnh ung thư vú: Nếu bị bệnh ung thư vú một bên, sẽ tăng thêm tỷ lệ mắc ung thư ở vú bên kia.
  • Tiền sử gia đình: Nếu người thân trong gia đình gần gũi như mẹ, chị gái hoặc con gái được chẩn đoán mắc ung thư vú, đặc biệt lúc còn trẻ tuổi, nguy cơ bạn bị ung thư vú sẽ tăng lên. Tuy vậy, những người được phát hiện ung thư vú, phần lớn là gia đình không có tiền sử mắc bệnh.
  • Gen di truyền: Một số đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư vú. Điển hình trong số đó, được biết đến nhiều nhất là hai gen BRCA1 và BRCA2. Gen ung thư vú có thể di truyền sang thế hệ tiếp theo, và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
  • Phơi nhiễm phóng xạ: Nếu bạn trải qua điều trị bằng tia xạ ở vùng ngực lúc nhỏ, sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú lúc trưởng thành.
  • Thể trạng béo phì: Béo phì làm cơ thể chậm trao đổi chất, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • Dậy thì sớm: Việc trẻ em lạm dụng các loại thức uống tăng lực có thể dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ. Bé gái dậy thì trước 12 tuổi làm tăng nguy cơ bệnh ung thư vú.
  • Mãn kinh muộn: Nếu quá trình tiền mãn kinh bắt đầu khi bạn lớn tuổi, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh bị ung thư vú hơn bình thường.
  • Sinh con đầu muộn: Nguy cơ ung thư vú gia tăng ở phụ nữ sinh con đầu lòng sau tuổi 30.
  • Không mang thai: Phụ nữ không mang thai trong suốt cuộc đời của họ, có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, so với phụ nữ đã từng có thai trước đó.
  • Dùng liệu pháp hormon kéo dài: Bổ sung nội tiết tố như estrogen hay progesterone, để vượt qua triệu chứng mãn kinh, làm tăng rủi ro mắc bệnh ung thư vú.
  • Rượu và đồ uống có cồn: Lạm dụng các đồ uống chứa ethanol làm suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể, làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú.
Benh-ung-thu-vu-co-di-truyen-khong-03.jpg
Gen gây ung thư vú có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Vậy là bài viết đã đưa ra giải đáp cho câu hỏi "bệnh ung thư vú có di truyền không?". Việc xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, thường xuyên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm ung thư vú là rất cần thiết, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau tuổi 40.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin