Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh ung thư vú có lây qua đường ăn uống không?

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ

Ung thư vú đang gia tăng đáng kể ở các quốc gia đang phát triển. Dù có cơ hội chữa trị tốt nếu được phát hiện sớm, thế nhưng nhiều người thường chủ quan, khi bệnh đã trở nặng mới tiến hành điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả. Xung quanh căn bệnh này cũng có nhiều thắc mắc, đặc biệt đó là: Ung thư vú có lây qua đường ăn uống không?

Ung thư vú bắt đầu xuất phát từ các tế bào vú. Một khối u ác tính là một sự tập hợp của một lượng lớn tế bào ung thư. Ngoài ảnh hưởng đến cơ thể bệnh còn tác động không nhỏ đến sức khỏe tinh thần.

Sự nguy hiểm của bệnh ung thư vú

Ung thư vú thường gặp ở phụ nữ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp xảy ra ở nam giới. Các bệnh nhân ung thư vú thường trải qua các triệu chứng sau:

  • Cảm giác đau tại vùng vú kéo dài hơn một tuần mà không giảm đi.
  • Đau ngực xuất phát từ một khu vực cụ thể trên vùng vú.
  • Các cơn đau vùng vú và ngực, có độ mạnh tăng lên và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động hàng ngày.
  • Đau ngực kèm theo các biểu hiện bất thường như dịch từ núm vú, thậm chí có trường hợp có máu kèm theo, sưng đau vùng vú, vùng vú trở nên nóng, đỏ, thay đổi kích thước và hình dạng.

Các tế bào ung thư có khả năng lan ra và xâm chiếm các mô xung quanh, và thậm chí có thể di căn tới các vị trí xa hơn trong cơ thể như: Xương, não, gan, và các bộ phận khác, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các giai đoạn của ung thư vú.

Liệu bệnh ung thư vú có lây qua đường ăn uống không?
Bệnh ung thư vú là một bệnh nguy hiểm

Chuyên gia thường khuyến cáo rằng một yếu tố nguy cơ có thể là có người trong gia đình từng mắc ung thư vú như: Bà, chị, mẹ, hoặc em gái. Vì điều này mà nhiều người thắc mắc liệu ung thư vú có lây qua đường ăn uống không?

Ung thư vú có lây qua đường ăn uống không?

Để trả lời cho câu hỏi: Ung thư vú có lây qua đường ăn uống không, các chuyên gia cho biết, ung thư thuộc nhóm các bệnh không có khả năng lây truyền và không thể bị lây lan qua đường tiếp xúc hoặc qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu có người trong gia đình mắc bệnh ung thư, các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ cao hơn so với người không có tiền sử bệnh này. Nguyên nhân ung thư vú thường có liên quan đến các dạng đột biến gen.

Nếu một người có người thân ruột thịt (bố mẹ, anh chị em) mắc loại ung thư này, khả năng mắc bệnh ung thư của họ có thể tăng cao. Tuy nhiên, nói chung, nguy cơ mắc bệnh ung thư của một người được ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tuổi tác và các yếu tố nguy cơ khác, như thói quen sống, môi trường (hút thuốc, tiêu thụ rượu, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất, và quan hệ tình dục không an toàn) là quan trọng hơn.

Liệu bệnh ung thư vú có lây qua đường ăn uống không? 1
Chưa có ghi nhận ung thư vú lây qua đường ăn uống

Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú cao

Ngoài ung thư vú có lây qua đường ăn uống không thì yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh này là gì cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Mặc dù không cần quá lo lắng về việc ung thư vú có lây truyền từ người này sang người khác, tuy nhiên, cần xem xét một số yếu tố nguy cơ cao liên quan đến bệnh này:

  • Yếu tố di truyền: Ung thư vú có di truyền không là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, ung thư vú không phải là bệnh lây truyền, nhưng nó có liên quan đến yếu tố di truyền. Gen đóng vai trò quan trọng trong tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ví dụ, phụ nữ mang gen đột biến BRCA1 có nguy cơ cao hơn so với phụ nữ khác. Đặc biệt, nếu ở phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng thì nguy cơ mắc ung thư vú cũng cao hơn.
  • Tình trạng tâm lý và sức kháng: Có mối liên quan giữa tình trạng tâm lý, căng thẳng và nguy cơ phát triển ung thư vú. Người thường xuyên trải qua mệt mỏi, căng thẳng, và thức khuya có nguy cơ cao hơn so với những người duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ thời gian ngủ và tinh thần thoải mái. Các tình trạng này có thể gây rối loạn trong hệ thống hormone của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bất thường trong tuyến vú.
  • Tuổi xuất hiện kinh nguyệt và tuổi mãn kinh: Phụ nữ có tuổi xuất hiện kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi hoặc tuổi mãn kinh sau 55 tuổi có tỷ lệ nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Đây được coi là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.
  • Virus HPV (Human Papillomavirus): Gần đây, có nghiên cứu đã đưa ra mối liên quan giữa virus HPV và ung thư vú. Mặc dù không chắc chắn liệu HPV có gây ra ung thư vú hay không, nhưng virus này có khả năng lây truyền qua đường tình dục và có thể lan tới tuyến vú. Cần thêm nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hưởng thực sự của HPV đối với ung thư vú.
Liệu bệnh ung thư vú có lây qua đường ăn uống không? 2
Bệnh ung thư vú có thể di truyền

Các câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư vú

Mặc áo ngực thường xuyên có gây ung thư vú?

Câu hỏi liệu việc mặc áo ngực có thể gây ung thư vú hay không đã được nhiều giả thuyết đặt ra, nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác nhận rằng việc mặc áo ngực có thể gây ra căn bệnh ung thư vú. Một số giả thuyết đã đề xuất rằng việc mặc áo ngực có gọng có thể hạn chế sự dòng chảy của chất lỏng bạch huyết ra khỏi vùng vú, có khả năng gây ra sự tích tụ của các chất độc hại trong mô vùng này. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên khoảng 1.500 phụ nữ mắc ung thư vú không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc mặc áo ngực có gọng và ung thư vú.

Nam giới và trẻ em có bị ung thư vú không?

Liên quan đến việc ung thư vú ở nam giới và trẻ em nam dưới 18 tuổi, dù rất ít trường hợp xảy ra, nhưng họ cũng có thể mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, việc tầm soát định kỳ không được khuyến cáo cho nhóm này. Tuy nhiên bạn cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp để giúp phòng ngừa ung thư để bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở lên?

Mặc dù phần lớn các khối u tuyến vú là những thay đổi lành tính, chỉ có khoảng 10 - 20% trong số chúng là ác tính, nhưng ung thư vú có thể xảy ra ở phụ nữ ở mọi độ tuổi, không chỉ ở độ tuổi trung niên trở lên. Vì vậy, việc phụ nữ từ 40 tuổi trở lên tham gia tầm soát vú hàng năm là quan trọng để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu hay biểu hiện nào của ung thư vú.

Liệu bệnh ung thư vú có lây qua đường ăn uống không? 3
Ung thư vú có thể xảy ra ở phụ nữ ở mọi độ tuổi

Tỷ lệ di truyền ung thư vú từ mẹ sang con?

Tỷ lệ di truyền ung thư vú từ mẹ sang con có thể tăng gấp đôi nếu mẹ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào số lượng người trong gia đình mắc bệnh. Phụ nữ mang đột biến gen di truyền như: BRCA1 hoặc BRCA2 có tỷ lệ nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao từ 50 đến 80%.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: "Ung thư vú có lây qua đường ăn uống không?". Ung thư vú có tiên lượng kết quả điều trị tốt hơn so với nhiều loại ung thư khác. Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân có cơ hội lớn để được chữa trị thành công. Thực tế, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh nhờ phát hiện sớm.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin