Viêm gan C được biết đến là một trong những căn bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người. Virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và tấn công gan. Tại đây chúng sinh sôi và giết chết các tế bào. Vì vậy, mọi người thường quan tâm đến việc viêm gan c có lây không, viêm gan C lây qua đường nào để biết cách phòng tránh hiệu quả.
Bệnh viêm gan C là gì?
Bệnh viêm gan C là một trong những căn bệnh về gan phổ biến hiện nay. Trường hợp virus viêm gan C được nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh. Đây là một loại virus dạng sợi đơn xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và phá hủy tế bào gan. Vì vậy, nếu bệnh viêm gan C mãn tính không được điều trị sẽ tiến triển thành xơ gan và nếu không điều trị đúng cách thì bệnh xơ gan sẽ biến chứng thành suy gan và nguy cơ gây ung thư gan là rất cao.
Viêm gan C thường không phát bệnh ngay lập tức mà ủ bệnh trong khoảng từ 2 đến 6 tháng kể từ khi người bệnh nhiễm virus. Khi đó cơ thể đối mặt với tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm gan C cấp tính có cơ hội hồi phục cao hơn. Ngược lại, viêm gan C mãn tính là tình trạng đáng lo ngại, gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn cần biết virus viêm gan C sẽ lây qua những đường nào?
Bệnh viêm gan c có lây không?
Virus viêm gan c có thể lây truyền từ người bệnh sang người khác qua nhiều con đường. Do đó, việc hiểu rõ viêm gan c lây qua đường nào sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong phòng chống bệnh cho bản thân và những người xung quanh.
Viêm gan C lây qua đường nào?
Viêm gan C là bệnh có thể lây truyền từ người sang người. Nhưng bệnh không lây qua tiếp xúc thông thường như nói chuyện, bắt tay, ăn uống, dùng chung chén đĩa, khăn tắm,... Tức là không lây truyền khi tiếp xúc bình thường với người bị nhiễm bệnh. Do đó khi tiếp xúc với người bị viêm gan C qua hoạt động hằng ngày bạn không nên kỳ thị hoặc lo ngại.
Bệnh viêm gan C lây qua đường máu
Viêm gan C rất dễ lây qua đường máu. Người nhận máu từ người bị viêm gan C đều có thể bị nhiễm virus. Cụ thể như dùng chung kim tiêm, dùng chung đồ dùng cá nhân có thể gây trầy xước và chảy máu như dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, lấy ráy tai hoặc xăm hình, xỏ lỗ tai, châm cứu và các dụng cụ không được vô trùng sau khi sử dụng cho từng người.
Viêm gan C lây qua đường nào? Chủ yếu lây qua đường máu với người bệnh Viêm gan C lây truyền qua đường tình dục
Một người khỏe mạnh có thể nhiễm virus viêm gan C nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh. Bất kỳ hành vi tình dục nào có thể gây thương tích đều có nguy cơ lây truyền bệnh rất cao. Vì vậy, biết được bệnh viêm gan C lây truyền như thế nào, mỗi người phải có ý thức bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác. Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng, tránh quan hệ tình dục có nguy cơ gây chảy máu, tránh quan hệ trong thời kỳ kinh nguyệt, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm cho bạn tình.
Virus viêm gan C lây từ mẹ sang con
Viêm gan C có thể truyền từ mẹ sang con nhưng với tỷ lệ thấp khoảng 5%. Trẻ em cũng có nguy cơ nhiễm virus viêm gan C nếu người mẹ mắc bệnh này trong thời kỳ mang thai. Sự lây truyền của virus viêm gan C từ mẹ sang con được truyền vào thời điểm trẻ được sinh ra.
Trong quá trình sinh nở, nhau thai bong ra, virus viêm gan C theo máu truyền từ mẹ sang con. Do đó, dù là sinh thường hay sinh mổ thì người mẹ bị nhiễm viêm gan C vẫn có thể lây truyền cho em bé. Mặc dù virus viêm gan C không lây truyền qua sữa mẹ nhưng các bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan C được khuyến cáo không nên cho trẻ bú trực tiếp mà nên vắt sữa và cho trẻ bú, tránh đầu vú bị trầy xước vì có thể truyền bệnh cho bé.
Mẹ bị nhiễm viên gan C trong thời gian mang thai thì trẻ sinh ra có tỷ lệ mắc viêm gan C rất cao Phòng ngừa viêm gan C
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu vắc xin phòng ngừa viêm gan C. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm gan C bằng những cách sau:
- Không dùng chung kim tiêm, đồ dùng cá nhân và thiết bị y tế. Nếu có vết thương hở cần vệ sinh và băng bó cẩn thận. Tránh tiếp xúc với vết thương hở của người khác.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng.
- Các bà mẹ mắc bệnh viêm gan C khi mang thai nên đến bệnh viện để được đánh giá và theo dõi thường xuyên nhằm ngăn ngừa virus viêm gan C truyền sang thai nhi.
- Tăng cường ăn rau quả tươi, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn có chất bảo quản để giảm gánh nặng cho gan. Hạn chế các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá.
- Tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức đề kháng.
Viêm gan C hiện chưa có vắc xin phòng ngừa nên cần phòng tránh cẩn thận và đi xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm virus viêm gan C Thông qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã biết viêm gan C lây qua đường nào để có thể phòng tránh rồi chứ? Viêm gan C là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Người nhiễm viêm gan C có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan. Bệnh nguy hiểm hơn vì hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh.
Để hạn chế biến chứng, bệnh nhân viêm gan C cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương án giải quyết kịp thời. Ngoài ra mỗi người cần có ý thức phòng tránh, nếu bạn có triệu chứng nhiễm virus viêm gan C thì nên đi khám và làm các xét nghiệm viêm gan C chẩn đoán cụ thể, để được tư vấn điều trị, tránh lây nhiễm cho người khác.
Hi vọng các thông tin về viêm gan C có lây không sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích để phòng bệnh hiệu quả. Khi nhận thấy các triệu chứng viêm gan C, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm và có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp