Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

BeriBeri: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 10/03/2024
Kích thước chữ

Beriberi là một bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tim mạch và hệ tiêu hóa. Vậy cụ thể Beriberi là bệnh lý như thế nào và có biện pháp phòng ngừa, điều trị hay không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Beriberi vẫn là một bệnh lý phổ biến mặc dù vitamin B1 có sẵn trong nhiều nguồn thực phẩm. Bệnh thường phổ biến ở các khu vực có chế độ ăn không đủ đa dạng hoặc thiếu chất lượng.

Tìm hiểu về bệnh Beriberi

Bệnh Beriberi, hay còn được biết đến với tên gọi bệnh tê phù, là một bệnh do thiếu hụt vitamin B1 (thiamin). Bệnh này có hai dạng chính, bao gồm tê phù ướt (wet Beriberi) và tê phù khô (dry Beriberi).

  • Bệnh tê phù ướt gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và tuần hoàn, trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến suy tim.
  • Ngược lại, bệnh tê phù khô gây tổn thương cho các dây thần kinh và dẫn đến mất trương lực cơ hoặc thậm chí liệt cơ.

Nếu không được điều trị, bệnh Beriberi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

BeriBeri: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị 1
Beriberi còn gọi là bệnh tê phù và có thể ảnh hưởng đến tính mạng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Beriberi

Nguyên nhân gây bệnh này là do hiệu quả của việc thiếu hụt vitamin B1 (dưới 0,4 mg/1kg/24 giờ) - một vitamin có vai trò quan trọng trong duy trì cân bằng chất đạm trong cơ thể và quá trình chuyển hóa chất thịt và chất béo. Khi sự chuyển hóa chất béo bị rối loạn do thiếu hụt vitamin B1, có thể gây ra các triệu chứng như tê phù, phù nề và hoại tử tổ chức, tạo ra tình trạng tê bì.

Có một số nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B1 (thiamin) bao gồm:

  • Cơ thể của những người nghiện rượu thường gặp khó khăn trong việc hấp thu và tích trữ vitamin B1 (thiamin).
  • Bệnh Beriberi có thể do di truyền (rất hiếm), khi cơ thể không thể hấp thu đủ thiamin từ thức ăn.
  • Tiêu chảy kéo dài hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu cũng có thể gây mất thiamin.
  • Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc Beriberi nếu không được cung cấp đủ thiamin qua sữa mẹ.
  • Một nguyên nhân khác có thể là thiếu nguồn dự trữ thiamin do suy thận.

Những nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B1 và góp phần vào phát triển bệnh.

Triệu chứng bệnh Beriberi

Bệnh Beriberi ở giai đoạn đầu thường có các triệu chứng âm thầm, không rõ nên thường bị bỏ qua. Lúc này người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, mỏi chân và có cảm giác nặng ở bắp chân. Chân hơi bị phù ở vùng mắt cá và tê, có cảm giác râm ran như kiến bò ở bắp chân, hay bị chuột rút, thỉnh thoảng thấy tim đập nhanh. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng dần.

Triệu chứng của bệnh Wet Beriberi (tê phù ướt):

  • Khó thở khi tập luyện thể dục hoặc khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Sưng ống khuyển.

Triệu chứng của bệnh Dry Beriberi (tê phù khô):

  • Bệnh nhân có thể trải qua suy giảm trương lực cơ, ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng đau, lú lẫn, nói khó khăn, nôn mửa, mất chuyển động tự chủ hoặc tê liệt.
  • Trong trường hợp nặng, bệnh nhân mắc bệnh Beriberi có thể phát triển bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff. Đây là hai loại tổn thương não bộ do thiếu hụt vitamin B1 (thiamin).
BeriBeri: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị 1
Những người nghiện rượu là đối tượng nguy cơ dễ mắc Beriberi

Đối tượng nguy cơ bệnh Beriberi

Các nhóm người sau đây có nguy cơ thiếu vitamin B1:

  • Một số nhóm người có nguy cơ chịu thiếu hụt vitamin B1 trong chế độ dinh dưỡng của họ do một số thói quen, ví dụ như ăn gạo xay quá mịn hoặc sử dụng loại gạo không cung cấp đủ lượng thiamin cần thiết cho cơ thể.
  • Người nghiện rượu có khả năng hấp thu và tích trữ vitamin B1 kém.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, cũng như những người mắc bệnh cường giáp.
  • Những người mắc bệnh tiêu chảy kéo dài hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu.
  • Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức.

Các nhóm người trên có thể gặp rủi ro thiếu hụt vitamin B1, vì vậy cần lưu ý để bổ sung đủ vitamin này vào chế độ ăn hàng ngày.

Biến chứng của bệnh Beriberi

Trong những tình huống nghiêm trọng, bệnh Beriberi có thể gắn liền với hội chứng Wernicke-Korsakoff, bao gồm cả bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff. Đây là một tình trạng hiếm khi hai tình trạng này xảy ra đồng thời.

  • Bệnh não Wernicke là một bệnh gây tổn thương cho một số khu vực trong não, chẳng hạn như vùng dưới đồi. Những người mắc bệnh này thường trải qua các triệu chứng như lú lẫn, mất trí nhớ, mất khả năng vận động một cách điều hòa và một loạt vấn đề về thị giác như chuyển động mắt nhanh và nhìn đôi.
  • Hội chứng Korsakoff là hậu quả của các tổn thương vĩnh viễn trong một số khu vực não có chức năng lưu trữ ký ức. Những người mắc hội chứng này thường mất trí nhớ, không thể tạo ra những ký ức mới và thường gặp các triệu chứng ảo giác.

Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người mắc bệnh Beriberi có khả năng phục hồi hoàn toàn. Đồng thời, các tổn thương trên hệ thần kinh và tim mạch gây ra bởi bệnh cũng sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển đến giai đoạn hội chứng Wernicke-Korsakoff, triển vọng hồi phục sẽ thấp hơn. Mặc dù việc điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh não Wernicke, nhưng các tổn thương não gây ra bởi hội chứng Korsakoff thường là vĩnh viễn.

BeriBeri: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị 3
Hội chứng Korsakoff là một trong những biến chứng đáng lo ngại khi mắc Beriberi

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Beriberi

Để chẩn đoán bệnh Beriberi, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, nước tiểu giúp đo nồng độ vitamin B1 trong cơ thể. Xác định hoạt tính enzyme transketolase của hồng cầu. Nếu cơ thể không thể hấp thụ thiamin, nồng độ thiamin trong máu sẽ thấp và trong nước tiểu sẽ cao.

Ngoài ra, bác sĩ cũng đứa ra các bài kiểm tra chức năng não bộ để xác định xem người bệnh có gặp phải tình trạng thiếu phối hợp vận động, khó khăn khi đi lại, mức độ rủ của mí mắt và phản xạ yếu hay không. Ở giai đoạn muộn hơn, người mắc bệnh Beriberi sẽ bị mất trí nhớ, lú lẫn và ảo tưởng.

Các biện pháp điều trị bệnh Beriberi

Dù triệu chứng của bệnh Beriberi có thể nghiêm trọng, nhưng bệnh này hoàn toàn có thể được điều trị thành công thông qua việc bổ sung thiamin (vitamin B1).

Trong trường hợp bệnh Beriberi ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn và hạn chế hoạt động di chuyển;
  • Tuân thủ chế độ ăn ít glucid, giàu đạm và chất sinh tổng hợp;
  • Sử dụng thuốc tiêm vitamin B1 ở liều cao, cùng với các thuốc giàu đạm và các loại vitamin B12, vitamin B6.
BeriBeri: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị 4
Beriberi có thể được phát hiện thông qua kết quả xét nghiệm

Trong trường hợp bệnh Beriberi ở giai đoạn mạn tính, ngoài những phương pháp trên, bác sĩ sẽ kết hợp thêm việc sử dụng Stricnin 1mg tiêm bắp, tăng liều dần mỗi ngày lên 1 ống cho đến khi đạt 10mg/24 giờ, sau đó giảm liều dần mỗi ngày 1 ống cho đến khi đạt 3mg/24 giờ, sau đó ngừng liệu trình..

Bệnh nhân cũng có thể kết hợp tắm nước nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để tăng cường hiệu quả điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh Beriberi

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dưỡng chất dẫn - nguyên nhân gây bệnh Beriberi, thì việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng là biện pháp hiệu quả nhất. Cung cấp đầy đủ thiamin cho cơ thể có thể được thực hiện thông qua việc tiêu thụ các loại thực phẩm như rau xanh, cây họ đậu, thịt, cá, các loại hạt nguyên cám, các loại quả hạch và các sản phẩm bơ sữa, cũng như ngũ cốc.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo tình trạng vitamin đủ, từ đó bổ sung kịp thời và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Trẻ sơ sinh cần được bổ sung đầy đủ vitamin B1 để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của họ.

Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn và người nghiện rượu cần chú ý kiểm tra định kỳ tình trạng vitamin B1 để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng thích hợp.

Trên đây là một số thông tin về bệnh Beriberi. Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về căn bệnh này và những biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:thiếu vitamin