Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu vitamin nguyên nhân do ăn uống thiếu các dưỡng chất thiết yếu, dẫn đến rối loạn nhiều chức năng trong cơ thể và kèm theo các triệu chứng nhận biết bên ngoài như mệt mỏi, suy nhược, tóc khô,...
Vitamin là chất xúc tác quan trọng quyết định trực tiếp đến các hoạt động và sự phát triển cơ thể người, đặc biệt là quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu cơ thể thiếu vitamin, các triệu chứng quen thuộc sẽ xuất hiện như mệt mỏi, da và tóc khô, dễ rụng, cơ thể suy nhược,... Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin, cũng như gợi ý một số giải pháp khắc phục kịp thời trước khi gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Như bạn đã biết vitamin có nhiều vai trò quan trọng đối với các hoạt động của hệ thần kinh, hỗ trợ tăng cường thị lực cho mắt, tham gia quá trình chuyển hóa thức ăn,... Vì thế nếu thiếu vitamin trong thời gian dài sẽ kèm theo các biểu hiện khác như rụng tóc, loét miệng, da dễ bị bong vảy,... và được chia thành hai loại thiếu vitamin:
Như các bạn đã biết cơ thể con người không tự sản xuất được vitamin, nếu không được bổ sung từ thực phẩm cơ thể sẽ ngày càng suy yếu và kèm theo các triệu chứng cụ thể dưới đây theo 2 dạng chính là:
4 loại vitamin tan trong dầu có thể hấp thụ vào cơ thể qua mô mỡ và chất béo, nhưng nếu cơ thể không hấp thụ chất béo có thể đã thiếu một trong những loại vitamin A, D, E và K với các triệu chứng cụ thể như sau:
Thiếu vitamin A: Mặt dễ bị nổi mụn trứng cá, dễ mất ngủ, tóc khô, cơ thể mệt mỏi, giảm vị giác,... và một số trường hợp dễ bị viêm nhiễm.
Thiếu vitamin D: Dễ xuất hiện triệu chứng ở miệng, cổ họng, ra nhiều mồ hôi, dễ bị tiêu chảy, cơ thể yếu ớt,... Riêng trẻ em có thể bị còi xương, răng mọc chậm, men răng dễ tổn thương. Đặc biệt thiếu vitamin D cũng làm giảm hấp thụ canxi và photpho khiến xương và răng mềm dễ bị gãy.
Thiếu vitamin E: Thể hiện rõ nhất qua tính cách thất thường, khả năng phản xạ kém, dáng đi không vững, bệnh thiếu máu,...
Thiếu vitamin K: Liên quan đến vấn đề đông máu của cơ thể như vết thương lâu lành, chảy máu mũi,...
Vitamin tan trong nước là các loại vitamin dễ hòa tan trong nước nhưng không tích lũy trong cơ thể, nên khi thiếu một trong các vitamin nhóm này cũng dễ nhận biết hơn.
Thiếu vitamin C: Liên quan đến vấn đề chảy máu như nướu bị chảy máu, cơ thể mệt mỏi dễ bị trầm cảm, viêm lợi, vết thương lâu lành,... Có thể bổ sung vitamin C qua các loại rau củ quả như chanh, cam, cà chua, khoai tây,...
Thiếu vitamin B1: Có thể nhận biết qua các triệu chứng như tiêu chảy, tuần hoàn kém, ăn không tiêu,...
Thiếu vitamin B2: Cơ thể mệt mỏi, tóc khô, loét miệng, lở môi,... và các thực phẩm giàu vitamin B2 như rau xanh đậm, sữa, gan, trứng và cá,...
Thiếu vitamin B6: Các dấu hiệu như rụng tóc, mắt đỏ, ngủ khó,... Có thể bổ sung B6 từ đậu nành, bắp cải, trứng và đậu phộng.
Thiếu vitamin B12: Không tập trung, táo bón, ăn không ngon,...
Trước những biểu hiện nguy hiểm trên, vậy đâu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu vitamin mà nhiều người thường mắc phải?
Vitamin có nhiều trong các thực phẩm với mỗi hàm lượng khác nhau, thực tế có một số trường hợp ăn kiêng gây thiếu hụt một số vitamin, đặc biệt là vitamin B12 có nhiều trong thịt. Có thể thay thế bằng 12 thực phẩm giúp bổ sung B12 khác bằng ngũ cốc hoặc men dinh dưỡng.
Tiếp theo là chế độ ăn kiêng tinh bột đồng thời có thể thiếu nhiều vitamin nên được khuyến khích chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn.
Cuối cùng là thói quen ăn uống sản phẩm đóng hộp, chế biến sẵn có thể gây thiếu vitamin E và K.
Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là nguồn bổ sung vitamin tự nhiên có thể ngừa tình trạng thiếu vitamin D. Tiếp sau đó có thể kết hợp bổ sung các thực phẩm hải sản hoặc từ sữa vào thực đơn mỗi ngày.
Cơ địa có sẵn các bệnh nền cũng là nguyên nhân khiến quá trình hấp thụ vitamin diễn ra khó khăn gây thiếu hụt như sau: Tiêu chảy mạn tính, hội chứng kém hấp thu, suy gan, viêm ruột mạn tính,...
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng cơ thể bị thiếu vitamin, dưới đây là một số cách bạn đọc có thể tham khảo.
Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu thiếu vitamin, cách tốt nhất là điều chỉnh lại bữa ăn hàng ngày đảm bảo đủ vitamin cần thiết cho cơ thể, bạn đọc có thể tham khảo ý kiến tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để tránh những thực phẩm không phù hợp.
Trường hợp sử dụng vitamin thay thế cần uống theo đơn kê toa của bác sĩ, vì phương pháp này không phù hợp với một số người do có ảnh hưởng từ một số tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Phác đồ điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở mỗi người như mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột,... cũng như các nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin, từ đó bác sĩ tư vấn lộ trình phù hợp.
Tuy nhiên với các bệnh về suy gan hoặc bệnh đang ở thời kỳ cuối, phương pháp bổ sung vitamin có thể được chỉ định sử dụng lâu dài.
Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin hiệu quả hiện nay. Từ đó nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng được đề cập trong bài viết, cách tốt nhất không nên tự ý mua các thực phẩm bổ sung mà nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.