Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm sao để biết mình thiếu chất gì và tìm cách bổ sung kịp thời?

Ngày 21/09/2024
Kích thước chữ

Để có một cơ thể khỏe mạnh và duy trì sức khỏe tốt, bạn cần lắng nghe cơ thể của mình mỗi ngày. Những thay đổi nhỏ trông có vẻ bình thường, lại có thể trở thành dấu hiệu của bệnh tật trong tương lai. Do đó, học cách nhận diện làm sao để biết mình thiếu chất gì và tìm cách bổ sung kịp thời là việc làm vô cùng cần thiết.

Là những dưỡng chất thiết yếu, vitamin và khoáng chất cần được bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe. Các triệu chứng thường là những cảnh báo ban đầu cho thấy bạn có thể đang thiếu một hoặc nhiều loại dưỡng chất quan trọng kể trên. Vậy làm sao để biết mình thiếu chất gì?

Làm sao để biết mình thiếu chất gì?

  • Xét nghiệm máu: Cách chính xác nhất để xác định tình trạng thiếu chất dinh dưỡng là thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm này có thể đo lường nồng độ của các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể bạn.
  • Đánh giá chế độ ăn uống: Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn đánh giá chế độ ăn uống hiện tại và xác định những chất dinh dưỡng mà bạn có thể đang thiếu. Họ sẽ xem xét thói quen ăn uống của bạn và đưa ra những khuyến nghị phù hợp.
  • Theo dõi triệu chứng: Ghi chép lại các triệu chứng bất thường mà bạn gặp phải và thảo luận với bác sĩ. Nhiều triệu chứng có thể liên quan đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cụ thể.
lam-sao-de-biet-minh-thieu-chat-gi-de-bo-sung 1
Chuyên gia dinh dưỡng có thể dựa trên chế độ dinh dưỡng để cho biết bạn đang thiếu chất gì

Dấu hiệu của cơ thể đang thiếu chất

Bạn cũng có thể dựa trên dấu hiệu của cơ thể mình để xác định xem mình đang thiếu loại chất gì. Cụ thể là:

Dấu hiệu cơ thể thiếu Canxi

Nhịp tim thay đổi thất thường, hay tê ngứa ở đầu ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt canxi nghiêm trọng. Người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 1.000mg canxi. Đặc biệt, nhu cầu canxi của phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi lên đến 1.200mg mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, bạn nên tăng cường bổ sung nước cam, các loại ngũ cốc và rau xanh đậm như bông cải xanh, cải lá xoăn.

Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt Kali

Làm sao để biết mình thiếu chất gì? Nếu cơ thể thiếu hụt kali, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như hay hồi hộp, yếu cơ, chuột rút, táo bón. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp hiện tượng tê ngứa và co giật. Thiếu kali có thể do các nguyên nhân như: Tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài, do sử dụng thuốc kháng sinh, thói quen uống rượu hoặc mắc các bệnh mãn tính như bệnh thận mạn.

lam-sao-de-biet-minh-thieu-chat-gi-de-bo-sung 2
Hay hồi hộp có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu Kali

Dấu hiệu cơ thể thiếu chất sắt

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tay chân lạnh, móng tay dễ gãy, mệt mỏi hay khó thở, rất có thể bạn đang bị thiếu sắt. Thiếu sắt thường gặp ở những đối tượng như: Bé gái trong tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai hay đang trong chu kỳ kinh nguyệt và người ăn chay.

Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây mệt mỏi, suy nhược với các triệu chứng như: Da xanh xao, móng tay giòn, đau đầu, khó thở, nhịp tim nhanh và sưng đau ở lưỡi. Các dấu hiệu của thiếu sắt của cơ thể đôi khi rất khó nhận ra nếu thiếu hụt ở mức độ nhẹ, nhưng sẽ ngày càng rõ ràng hơn khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất folate

Làm sao để biết mình thiếu chất gì? Chậm phát triển, mệt mỏi, tiêu chảy, lưỡi mềm và trơn là những dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể đang thiếu folate. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai bởi nhu cầu folate cần thiết trong giai đoạn này lên tới 400mcg/ngày. 

Ngoài việc bổ sung folate từ các loại hạt, ngũ cốc, bác sĩ có thể kê thêm thuốc bổ sung để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe cho mẹ bầu.

Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt magie

Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và mệt mỏi có thể là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu magie. Một số trường hợp nghiêm trọng, thiếu hụt magie có thể gây tê ngứa, chuột rút, co cơ, co thắt mạch vành, thậm chí thay đổi nhịp tim. Để bổ sung magie, hãy thường xuyên ăn các loại hạt như: Hạt điều, hạnh nhân và đậu phộng.

lam-sao-de-biet-minh-thieu-chat-gi-de-bo-sung 3
Buồn nôn, mệt mỏi có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu magie

Biểu hiện cơ thể đang thiếu hụt vitamin

Khi tìm hiểu làm sao để biết mình thiếu chất gì, vấn đề nhận biết cơ thể có đang thiếu vitamin hay không được rất nhiều người quan tâm. Là các khoáng chất thiết yếu, vitamin không chỉ tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn mà còn đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào cũng như quá trình chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, vitamin dễ bị phân hủy và khó cung cấp đủ qua chế độ ăn hàng ngày. 

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu các loại vitamin thiết yếu bạn cần lưu ý:

  • Thiếu vitamin A: Các dấu hiệu bao gồm: Lở loét miệng, nổi mụn trứng cá (ở má, đùi, cánh tay), tóc khô, mệt mỏi, khó ngủ, thị lực kém vào ban đêm và giảm khứu giác. Để bổ sung vitamin A, nên ăn lòng đỏ trứng, gan, sữa, rau xanh (rau muống, rau dền, cải), các loại quả màu vàng đỏ như: Bí đỏ, cà rốt, xoài.
  • Thiếu vitamin nhóm B: Tiêu hóa kém và tiêu chảy có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu hụt vitamin B1. Trong khi mệt mỏi, tê ngứa tay chân, thiếu máu, viêm vùng lưỡi có thể là biểu hiện thiếu vitamin B6, B12 hoặc B9. Chuột rút, đau cơ vùng chân cũng là triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin B nói chung. Để bổ sung vitamin B, hãy ăn rau bina, bông cải xanh, ngũ cốc, trứng, thịt gia súc và các loại trái cây như: Chuối, bưởi.
  • Thiếu vitamin D: Đau xương, tâm trạng thay đổi, hay mệt mỏi thường là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D. Ở trẻ nhỏ, thiếu vitamin D gây còi xương, chậm phát triển, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn. Tắm nắng vào buổi sáng và ăn các loại cá béo như: Cá ngừ, cá hồi sẽ cung cấp thêm vitamin D cho cơ thể.
  • Thiếu vitamin K: Dấu hiệu gồm: Chảy máu mũi, vết thương lâu lành do giảm khả năng đông máu. Nên ăn thêm ngũ cốc, rau xanh, trứng và thịt để bổ sung vitamin K.
lam-sao-de-biet-minh-thieu-chat-gi-de-bo-sung 4
Chảy máu mũi, vết thương lâu lành có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin K

Cách loại bỏ những dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể

Sau khi biết làm sao để biết mình thiếu chất gì, bạn cũng cần lưu tâm đến cách loại bỏ các dấu hiệu này để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Để giúp cơ thể hoạt động bình thường và tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Chú trọng chế độ dinh dưỡng

  • Đảm bảo khẩu phần ăn phong phú, không chỉ giới hạn ở cơm mà nên thêm các thực phẩm như: Khoai, ngô để cung cấp chất xơ, hỗ trợ chống táo bón.
  • Kết hợp các nguồn protein khác nhau, không chỉ từ thịt bò, thịt lợn mà còn từ cá và đạm thực vật như: Ngũ cốc nguyên hạt hay các loại đậu.
  • Bổ sung sữa để cung cấp canxi, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
  • Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng cường sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 - 2 lít).
  • Hạn chế thực phẩm không lành mạnh. Tránh ăn mỡ động vật, hạn chế đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn và không nên ăn quá mặn hay quá ngọt.
  • Giảm tiêu thụ rượu bia, nước ngọt có ga để bảo vệ sức khỏe.
  • Nếu có vấn đề sức khỏe, nên áp dụng chế độ ăn phù hợp với thể trạng, tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
lam-sao-de-biet-minh-thieu-chat-gi-de-bo-sung 5
Chú ý đến chế độ ăn uống đa dạng mỗi ngày để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Bên cạnh chế độ ăn lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên để theo dõi tình trạng cơ thể. Nếu cần, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu để xác định rõ cơ thể đang thiếu chất gì. Từ đó, tư vấn cách bổ sung và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhất dành cho bạn.

Tìm hiểu thông tin giải đáp thắc mắc làm sao để biết mình thiếu chất gì để có hướng bổ sung kịp thời là việc làm cần thiết để duy trì sức khỏe và năng lượng cho cơ thể, ngăn ngừa các tác động xấu đến sức khỏe. Bằng cách theo dõi triệu chứng, chế độ ăn uống và tham khảo ý kiến chuyên gia, bạn có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về nhu cầu dinh dưỡng của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin