Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị ảo giác khi ngủ là hiện tượng gì?

Ngày 28/07/2023
Kích thước chữ

Bị ảo giác khi ngủ là tình trạng xuất hiện ảo giác trước khi đi vào giấc ngủ hoặc trước khi thức dậy khiến nhiều người nhầm lẫn đây là những giấc mơ. Để giải mã rõ hơn về hiện tượng này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi bài viết sau.

Tình trạng bị ảo giác khi ngủ là tình trạng phổ biến nhưng nhiều người không ý thức được đây là những hình ảnh ảo giác dẫn đến tinh thần căng thẳng, sợ hãi kéo dài dẫn đến nguy cơ tự tổn thương bản thân. Vậy hiện tượng ảo giác khi ngủ là gì?

Thế nào là bị ảo giác khi ngủ?

Bị ảo giác khi ngủ là hiện tượng thường xảy ra khi con người ở trạng thái giữa thức và ngủ, có thể xuất hiện trước khi đi vào giấc ngủ sâu hoặc khi chuẩn bị thức dậy. Khi gặp hiện tượng này bạn không nhận biết được mình đang thức hay đang ngủ, tỉnh hay mê nên nhiều người vẫn nghĩ đây là giấc mơ.

Khi gặp tình trạng này bạn có thể cảm nhận một số ảo giác về con người hoặc những loài vật không cố định. Sau khi thức dậy người bị ảo giác khi ngủ cũng không ý thức được về những ảo giác mình đã gặp khi ngủ. Nhiều người cảm thấy mình rất tỉnh táo khi xuất hiện ảo giác nhưng lại không nhớ được mình đã gặp những gì. 

Bị ảo giác khi ngủ là hiện tượng gì? 1
Bị ảo giác khi ngủ khiến bạn thấy những hình ảnh về con người hoặc loài vật một cách chân thật

Đối với những người lần đầu tiên bị ảo giác khi ngủ thường cảm thấy sợ hãi, lo lắng và nghĩ rằng những hình ảnh đã gặp là thật. Rất nhiều trường hợp bị ảo giác khi ngủ nhiều ngày dẫn đến stress, tinh thần căng thẳng và luôn trong trạng thái mệt mỏi mỗi khi ngủ dậy.

Khi ngủ bị ảo giác sẽ khác hoàn toàn việc mơ ngủ. Chỉ khi ngủ sâu mới có giấc mơ còn ảo giác khi ngủ lại xảy ra khi nửa ngủ nửa thức. Một số người cho biết tình trạng ảo giác khi ngủ giống như một cơn ác mộng nhưng chân thật hơn và để lại cảm giác sợ hãi nhiều hơn, giống như những sự việc đã thực sự tồn tại.

Bị ảo giác khi ngủ được chia thành 2 dạng là ảo giác khi dần chìm vào giấc ngủ và ảo giác khi chuẩn bị thức dậy. Ảo giác xảy ra khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ xảy ra khi bạn bắt đầu đi ngủ và có thể kèm theo hiện tượng liệt trong giấc ngủ. Điều này cũng có thể làm bạn sợ hãi khi bắt đầu xuất hiện cảm giác khó thở và co cứng cơ.

Khi bị ảo giác khi ngủ lúc sắp thức giấc cũng có thể đi kèm liệt. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng liệt khi ngủ thường gặp khi thức dậy hơn khi bắt đầu ngủ nên việc này khiến nhiều người cảm thấy buổi sáng thức dậy cơ thể nặng nề. dễ té ngã gây chấn thương.

Nhận biết bị ảo giác khi ngủ bằng cách nào?

Để nhận biết bản thân có đang bị ảo giác khi ngủ hay không, bạn cần dựa vào những dấu hiệu thường gặp của tình trạng này. Khảo sát cho thấy những người ảo giác khi ngủ thường có triệu chứng gồm:

  • Cảm thấy có những hình ảnh tưởng tượng nhưng lại có cảm giác rất chân thật mỗi khi chìm vào giấc ngủ hoặc khi sắp tỉnh dậy.
  • Những sự vật, hiện tượng do bạn tưởng tượng ra ảnh hưởng nhiều nhất ở thị giác.

Bên cạnh 2 dấu hiệu nhận biết thường gặp trên tuy nhiên lại dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác như:

  • Rối loạn giấc ngủ tương tự với chứng ngủ rũ;
  • Tình trạng bệnh lý liên quan đến tâm thần;
  • Sử dụng thuốc khiến bạn có ảo giác khi ngủ;
  • Rối loạn tâm thần;
  • Lạm dụng các chất kích thích hoặc chất gây nghiện sinh ra ảo giác ngay cả khi đang thức.

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bị ảo giác khi ngủ?

Nhận biết được nguyên nhân khiến bản thân rơi vào ảo giác khi đang ngủ sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng này dễ dàng hơn, tránh những biểu hiện mệt mỏi, lo lắng sau khi thức dậy, lâu dần có thể dẫn đến suy nhược tinh thần, suy nhược cơ thể, rối loạn lo âu,... 

Bị ảo giác khi ngủ là hiện tượng gì? 2
Mất ngủ, thiếu ngủ,... có thể khiến bạn gặp ảo giác khi ngủ

Các chuyên gia nghiên cứu về tâm thần cho biết, tình trạng ảo giác khi ngủ có thể chịu ảnh hưởng từ việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, việc mất ngủ thời gian dài, thiếu ngủ, lo âu, căng thẳng và nhiều yếu tố tinh thần khác cũng có thể là tác nhân dẫn đến hiện tượng bị ảo giác khi ngủ.

Nghiên cứu về giấc ngủ và ảo giác cho thấy những người bị chứng ngủ rũ có nguy cơ gặp ảo giác khi ngủ cao hơn những người bình thường khác. Tuy nhiên nếu gặp hiện tượng này bạn cũng không nên quá lo lắng bởi thống kê cho thấy có đến hơn ⅓ dân số gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần. Số lần bị ảo giác khi ngủ cũng không cao và tần suất không liên tục, nếu bạn làm việc quá sức hoặc mệt mỏi, chúng có xác suất xảy ra cao hơn.

Một vài yếu tố có ảnh hưởng đến tần suất bị ảo giác khi ngủ gồm:

  • Các loại thuốc chữa bệnh bạn đang sử dụng;
  • Tiền sử uống nhiều bia rượu hoặc sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện;
  • Tâm trạng lo lắng, sợ hãi;
  • Rối loạn cảm xúc, tâm trạng cũng có thể khiến bạn gặp ảo giác;
  • Mất ngủ thường xuyên.

Làm gì để cải thiện tình trạng bị ảo giác khi ngủ?

Vì hiện tượng bị ảo giác khi ngủ có thể liên quan đến bệnh lý về tâm thần hoặc những vấn đề sức khỏe khác nên nếu gặp hiện tượng này thường xuyên làm bạn lo lắng, căng thẳng, hãy đến bệnh viện để khám sức khỏe và gặp cả bác sĩ tâm lý để giải tỏa nỗi lo của bản thân. Khi tinh thần thoải mái và ổn định bạn sẽ không còn bị ảo giác khi ngủ nhiều nữa.

Nếu thỉnh thoảng bạn bị ảo giác khi ngủ, tần suất không nhiều thì đây có thể là hiện tượng tự nhiên của não bộ. Để cải thiện tình trạng này bạn nên:

  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để tránh làm cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút.
  • Tập thói quen ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường rau củ quả tươi, các loại thịt nạc, cá, hải sản.
  • Tránh ăn thực phẩm có quá nhiều chất béo nguồn gốc động vật và nếu có sử dụng thuốc lá, bia, rượu,... bạn nên sớm bỏ sẽ tốt cho sức khỏe hơn. 
Bị ảo giác khi ngủ là hiện tượng gì? 3
Nói không với bia rượu và chất kích thích giúp bạn hạn chế bị ảo giác khi ngủ

Nhìn chung hiện tượng bị ảo giác khi ngủ không phải hiện tượng hiếm gặp nhưng nếu việc xuất hiện tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cuộc sống và khả năng tập trung trong công việc của bạn, hãy đến gặp bác sĩ khoa thần kinh hoặc bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin