Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị nhiệt miệng, người bệnh có cảm giác đau xót từ các vết loét. Để làm dịu cơn đau và để mau lành bệnh, nhiều người đã dùng cách xát muối vào vết thương. Tuy nhiên, trị nhiệt miệng bằng xát muối có phải là cách làm hiệu nghiệm như nhiều người vẫn nghĩ? Nếu giải pháp này hiệu quả thì cách làm như thế nào?
Muối có một số đặc tính có thể làm lành nhanh chóng các vết loét và có tính sát khuẩn cao nên được nhiều người áp dụng để chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, trị nhiệt miệng bằng xát muối có thật là hiệu quả hay không? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về đặc tính của muối trong việc chữa trị nhiệt miệng và cách dùng muối như thế nào thì hiệu quả.
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm do các vết loét bên trong miệng gây ra, khiến người bệnh bị đau, giao tiếp không thoải mái và ăn uống gặp khó khăn. Ban đầu nhiệt miệng chỉ có biểu hiện là những đốm trắng nhỏ trong niêm mạc miệng, hơi gồ lên. Dần dần những đốm này to lên và vỡ ra đồng loạt tạo thành vết loét nông có kích thước nhỏ khoảng 1 - 2mm, nằm chủ yếu ở vùng nướu, lưỡi hay má trong và ở trên môi. Ban đầu, các vết loét sẽ có màu trắng sáng sau đó chuyển dần sang màu vàng, còn vùng da xung quanh vết loét thì sưng đỏ.
Nhiệt miệng rất dễ phát hiện, bạn có thể thấy từ bên ngoài và triệu chứng xuất hiện rõ ràng nhất chính là các vết loét hay các đốm trắng xuất hiện trong miệng. Nhưng nhiệt miệng cũng có thêm các dấu hiệu khác tùy từng cơ địa hay thể trạng khác nhau, cụ thể gồm:
Các vết loét do nhiệt miệng gây ra sẽ sẽ tự lành thường sau khoảng một tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu bằng một số giải pháp đơn giản tại nhà.
Thay vì dùng thuốc vừa có thể gây ra những tác dụng phụ vừa tốn kém. Nhiều người bệnh đã áp dụng cách đơn giản là dùng muối. Vậy trị nhiệt miệng bằng xát muối có hiệu nghiệm hay không?
Câu trả lời là không nên xát muối vào vết loét do nhiệt miệng vì nồng độ muối đậm đặc có thể gây hại cho vết loét, thậm chí còn gây sốc phản vệ nếu người bệnh nhạy cảm với thành phần này.
Ngoài ra, nhiều người thường lấy muối ăn, muối hột pha với nước sinh hoạt chưa được vô trùng để diệt vi trùng nên nồng độ muối sau khi pha thường rất cao. Điều này có thể làm tổn thương các mô của vết thương.
Nếu kết hợp với dung dịch rửa không đúng chuẩn về nồng độ và nước pha chưa được tiệt trùng sẽ khiến vết thương rất khó lành, thậm chí bị nhiễm trùng và làm vết thương rất lâu lành.
Nếu dùng muối, bạn chỉ nên pha loãng nước muối để súc miệng. Cách làm đúng là pha dung dịch muối để rửa vết loét có nồng độ chuẩn (thông thường là 0,9%) và dung môi nước là vô trùng.
Theo như phân tích ở trên, người bệnh chỉ nên dùng nước muối pha loãng để súc miệng khi bị nhiệt miệng. Tuy cách dùng nước muối không trị nhiệt miệng nhanh chóng nhưng lại lành tính nên an toàn, dễ thực hiện và không tốn kém. Do nước muối có tính sát khuẩn cao nên khi súc miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ làm giảm đau rát tại nơi bị lở miệng và làm khô vết loét do nhiệt miệng hiệu quả.
Cách pha nước muối như sau:
Nếu bạn không pha nước muối tại nhà thì có thể dùng nước muối sinh lý đạt chuẩn về nồng độ để súc miệng, như vậy sẽ tiện và an toàn hơn.
Dù các giải pháp trị nhiệt miệng tại nhà cũng mang lại lợi ích khi hỗ trợ làm sạch và sát khuẩn vùng miệng, giúp cải thiện vết loét do nhiệt miệng nhưng khi dùng cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
Nhiệt miệng rất dễ tái phát. Bạn có thể giảm tối thiểu nguy cơ bị nhiệt miệng bằng nhiều mẹo đơn giản sau:
Trị nhiệt miệng bằng xát muối vào chỗ loét là cách làm phổ biến của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên áp dụng và chỉ dùng nước muối loãng để súc miệng. Trong trường hợp tình trạng nhiệt miệng không thuyên giảm, hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.