Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bị tiểu đường có nên ăn cháo không? Cách nấu cháo cho người bệnh tiểu đường

Ngày 06/09/2023
Kích thước chữ

Đái tháo đường là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến hiện nay. Mỗi khi nhắc đến đái tháo đường, nhiều người không khỏi lo lắng bởi những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. Vậy bị tiểu đường có nên ăn cháo không?

Bị tiểu đường có nên ăn cháo không? Đây đang là chủ đề quan tâm của rất nhiều độc giả, đặc biệt là những người đã và đang mắc căn bệnh đái tháo đường. Trong bài viết sức khỏe dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này một cách cụ thể và chi tiết.

Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Trước khi giải đáp thắc mắc bị tiểu đường có nên ăn cháo không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin cơ bản về bệnh đái tháo đường trước bạn nhé.

Tiểu đường hay tiểu đường là một căn bệnh mãn tính gây ra bởi sự thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do di truyền hoặc do nguyên nhân mắc phải với hậu quả tăng glucose máu. Glucose máu tăng sẽ gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là thần kinh và mạch máu.

Bệnh tiểu đường bao gồm 2 tuýp chính bao gồm:

  • Đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin): Đối tượng mắc đái tháo đường tuýp 1 thường là người trẻ. Nguyên nhân là do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin, thậm chí là không tiết insulin dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin nghiêm trọng trong máu. Lúc này, lượng đường trong máu không được chuyển hóa, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Đái tháo đường tuýp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin): So với đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 có tỷ lệ mắc cao hơn và thường gặp ở người lớn tuổi. Ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2, mặc dù cơ thể vẫn có khả năng sản xuất insulin, song insulin không thể chuyển hóa được lượng đường trong máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chức năng của tế bào beta tuyến tụy bị suy giảm.
Bị tiểu đường có nên ăn cháo không? Cách nấu cháo cho người bệnh tiểu đường 1
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý mạn tính nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường

Các chuyên gia y tế chỉ ra 4 dấu hiệu tiểu đường điển hình bao gồm: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhiều.

Ngoài 4 triệu chứng điển hình nêu trên, người bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ do glucose không vào được tế bào khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu năng lượng, dễ bị nhiễm khuẩn ngoài da và lao phổi. Ở các bệnh nhân khác nhau thì cường độ và tốc độ xuất hiện các triệu chứng cũng như biến chứng sẽ khác nhau.

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 tương tự như tuýp 1, song thường ít được phát hiện và có thể chẩn đoán vài năm sau khi xuất hiện triệu chứng.

Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, sức đề kháng bị suy yếu khiến người bệnh rất dễ nhiễm nấm. Nồng độ glucose tăng cao trong máu và nước tiểu là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Lúc này, nấm phát triển quá mức ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, giữa các ngón chân và ngón tay, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục của người bệnh.

Ngoài ra, việc tăng cao lượng đường trong máu cũng sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn cơ thể, hệ thần kinh cũng vì thế mà sẽ bị tổn thương, dẫn đến thời gian lành vết thương cũng lâu hơn. Bên cạnh đó, triệu chứng tê hoặc đau ở chân cũng là một trong những dấu hiệu của thần kinh bị tổn thương.

Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ đái tháo đường, bạn cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán bệnh chính xác. Việc chẩn đoán sớm và chữa bệnh tiểu đường kịp thời sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh từ đó ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Bị tiểu đường có nên ăn cháo không? Cách nấu cháo cho người bệnh tiểu đường 2
Tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường

Bị tiểu đường có nên ăn cháo không?

Bị tiểu đường có nên ăn cháo không hay nói cách khác tiểu đường ăn cháo được không đang là chủ đề được rất nhiều độc giả quan tâm.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn nhiều tinh bột có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, khiến chức năng bài tiết insulin ở tuyến tụy bị suy giảm từ đó là tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đây chính là lý do mà nhiều người bệnh tiểu đường không khỏi băn khoăn liệu rằng bị tiểu đường có nên ăn cháo không?

Như các bạn đã biết, chế độ ăn uống khoa học là điều rất cần thiết đối với người bệnh tiểu đường nhằm duy trì sự ổn định của đường máu. Mặc dù bản chất của cháo vẫn là tinh bột, song với câu hỏi bị tiểu đường có nên ăn cháo không, các chuyên gia y tế cho biết người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể đưa cháo vào thực đơn hàng ngày với một lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi ăn cháo, người bệnh tiểu đường cần lưu ý trong cách chế biến cũng như có chế độ ăn riêng biệt để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đối với người bệnh đái tháo đường, để kiểm soát lượng đường trong máu thì việc kiêng khem một số nhóm thực phẩm tiểu đường là cần thiết. Tuy vậy, kiêng khem không có nghĩa là bắt buộc phải cắt hoàn toàn.

Theo khuyến cáo, đối với người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì lượng tinh bột tối đa có thể nạp vào cơ thể là không quá 100 gam trong một ngày. Điều này có nghĩa là 1 ngày 24 giờ, bạn có thể ăn 3 - 4 bữa nhưng tổng lượng tinh bột các bữa cộng lại không nên vượt quá 100 gam. Quy đổi ra thì một bữa người bệnh chỉ nên ăn 1 bát cháo.

Bị tiểu đường có nên ăn cháo không? Cách nấu cháo cho người bệnh tiểu đường 3
Bị tiểu đường có nên ăn cháo không

Cách nấu cháo cho người tiểu đường

Bị tiểu đường có nên ăn cháo không? Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn cháo với một lượng hợp lý bạn nhé. Sau khi đã làm sáng tỏ chủ đề bị tiểu đường có nên ăn cháo không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách nấu cháo cho người tiểu đường nhé.

Cháo địa cốt bì

Nguyên liệu: 30 gam địa cốt bì, 15 gam mạch đông, 15 gam tang bạch bì, 100 gam bột miến dong.

Cách nấu: Địa cốt bì, mạch đông và tang bạch bì mang sắc lấy nước. Thêm bột miến dong đã chuẩn bị sẵn vào nồi cùng với nước thảo dược sau đó ninh trong khoảng 25 - 30 phút.

Cháo bột sắn

Nguyên liệu: Chuẩn bị 30 gam bột sắn và 50 gam gạo tẻ.

Cách chế biến: Gạo tẻ đem ngâm nước sau đó vo sạch, cho vào nồi và ninh thành cháo đặc. Sau khi đã nấu thành cháo, lấy 30 gam bột sắn hòa cùng với nước và khuấy đều cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Đổ nước bột sắn dây vào nấu cùng với cháo đặc. Ninh cho đến khi nhừ thì tắt bếp và múc ra thưởng thức.

Cháo cần tây

Nguyên liệu: 60 gam cần tây tươi, 50 - 100 gam gạo tẻ.

Cách thực hiện: Cần tây tươi đem rửa sạch và xắt nhỏ. Gạo tẻ ngâm nước, vo sạch sau đó đổ vào nồi và nấu thành cháo đặc. Lúc này, bạn cho hành tây tươi đã sơ chế vào nồi cháo đặc và đun thêm 15 - 20 phút sau đó tắt bếp. Múc ra và thưởng thức.

Cháo khoai lang

Nguyên liệu: 60 gam khoai lang, 30 gam gạo kê.

Cách chế biến: Khoai lang mua về rửa sạch, thái lát miếng mỏng. Gạo kê ngâm và vo sạch với nước. Lần lượt cho khoai lang và gạo kê vào nồi. Nấu cho đến khi cháo chín và khoai mềm là có thể tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.

Bị tiểu đường có nên ăn cháo không? Cách nấu cháo cho người bệnh tiểu đường 4
Cháo khoai lang là một trong các món ăn rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Cháo thục địa nhục quế

Chuẩn bị nguyên liệu: 10 gam thục địa hoàng, 3 gam nhục quế, 100 gam gạo tẻ và 30 gam rau hẹ tươi.

Cách nấu: Nấu dược liệu thục địa hoàng và nhục quế cùng với gạo tẻ cho đến khi thành cháo loãng. Khi cháo đã chín, cho thêm 30 gam rau hẹ cùng một chút gia vị. Nếm nếm vừa ăn. Đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh bệnh tiểu đường mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc có thể hiểu hơn về căn bệnh này, giải đáp được thắc mắc bị tiểu đường có nên ăn cháo không đồng thời nắm được cách nấu cháo cho người tiểu đường. Chúc bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời cùng Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.